-->

Giao dịch với người không minh mẫn, hậu quả pháp lý thế nào?

Trong trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự tham gia giao dịch dân sự mà không có mặt người đại diện thì người đại giao dịch dân sự đó có thể bị tuyên vô hiệu.

Hỏi:Nhà tôi có bác được huyện cấp cho một mảnh đất, nhưng bác tôi lại là người không được minh mẫn, không có chồng con, xã cũng công nhận điều này. Một hôm có một người gọi bác tôi lên phòng công chứng của huyện điểm chỉ bán mảnh đất này với giá 50.000.000 đồng (trong đó chỉ có bác tôi và người hàng xóm làm giấy tờ mua bán) mà không có người thân trong gia đình là chị tôi ruột của bác tôi.Mẹ tôi đã không đồng ý và đã yêu cầu hủy hợp đồng mua bán đất này thì tòa định giá mảnh đất này là 200.000.000 triệu, tòa tuyên án bác tôi là người phá hợp đồng mua bán và phải bồi thường cho người mua kia là đúng hay sai? (Nguyễn Kim - Hòa Bình)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Huy Hoàng - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, Điều 410 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu như sau:

"1. Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.”

Điều 130 Bộ luật dân sự quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện như sau:

"Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.”

Điều 122 quy định về việc thực hiện giao dịch của người bị mất năng lực hành vi dân sự như sau:

"1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”

Theo như thông tin anh (chị) đưa ra thì bác của anh (chị) là người không được minh mẫn. Vì vậy, bác của anh (chị) có thể thuộc trường hợpngười bị mất năng lực hành vi dân sự. Anh (chị) có thể yêu cầu tổ chức giám định thực hiện việc giám định cho bác.

Khi người mất năng lực hành vi dân sựmuốn tham gia các giao dịch dân sự thì phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện. Trong trường hợpbác của anh (chị) tự thực hiện giao dịch đó (hợp đồng mua bán đất)mà không có mặt người đại diệnthì người đại diện của bác anh (chị) có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Thứ hai, Điều 136 và Điều 137 quy đinh về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

Điều 136.Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

"1. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.

2. Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.”

Điều 137.Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

"1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”

Anh (chị) có thể tham khảo những quy định trên của pháp luật để đòi lại quyền lợi cho gia đính mình.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.