-->

Giải thể doanh nghiệp Nhà nước

Công ty Luật TNHH Everest giới thiệu thủ tục giải thể doanh nghiệp Nhà nước theo pháp luật doanh nghiệp hiện hành.


Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

1. Công ty nhà nước bị xem xét giải thể trong các trường hợp sau đây:

  • · Hết thời hạn hoạt động ghi trong quyết định thành lập mà công ty không xin gia hạn.
  • · Công ty kinh doanh thua lỗ 03 năm liên tiếp và có số lỗ luỹ kế bằng ¾ vốn nhà nước tại công ty trở lên, nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản.
  • · Công ty nhà nước không thực hiện được các nhiệm vụ do nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết.
  • · Việc tiếp tục duy trì công ty là không cần thiết.

2. Trình tự thủ tục:

Công ty nhà nước hoặc cơ quan quyết định thành lập hoặc các cơ quan chức năng khi thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền, phát hiện công ty nhà nước rơi vào tình trạng phải giải thể đề nghị giải thể công ty nhà nước.

- Người quyết định thành lập công ty nhà nước có quyền quyết định giải thể công ty nhà nước. Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Thủ tướng Chính Phủ.

- Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định giải thể công ty nhà nước, quyết định này phải được thông báo cho người lao động trong công ty và được gửi đến: Người đề nghị giải thể công ty nhà nước, Công ty nhà nước bị giải thể, Cơ quan tài chính doanh nghiệp, Cơ quan kế hoạch và đầu tư, Cơ quan thuế trực tiếp quản lý việc thu thuế công ty, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Cục thống kê, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty nhà nước bị giải thể đặt trụ sở chính và phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty.

- Người quyết định giải thể công ty nhà nước phải thành lập Hội đồng giải thể công ty nhà nước. Hội đồng giải thể có chức năng tham mưu cho người quyết định giải thể công ty và tổ chức thực hiện giải thể công ty.

Hội đồng giải thể bao gồm đại diện các cơ quan sau:

- Cơ quan quyết định giải thể.

- Bộ tài chính đối với công ty nhà nước do Bộ trưởng quyết định giải thể; Sở tài chính - Vật giá đối với công ty nhà nước do Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao Động – Thương binh xã hội đối với công ty nhà nước do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể.

- Công đoàn công ty nhà nước bị giải thể.

- Công ty nhà nước bị giải thể.

Tuỳ từng trường hợp cụ thể, có thể mời thêm cán bộ, chuyên gia của cơ quan, tổ chức khác tham gia Hội đồng giải thể.

Hội đồng giải thể có nhiệm vụ thẩm định đề nghị giải thể công ty nhà nước trình người có thẩm quyền quyết định giải thể; Lập phương án giải thể công ty nhà nước trình người có thẩm quyền phê duyệt; Tổ chức giải thể công ty nhà nước theo phương án được duyệt.

- Thời gian giải thể công ty nhà nước không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định giải thể công ty có hiệu lực. Trường hợp đặc biệt được người quyết định giải thể công ty đồng ý bằng văn bản, thời gian giải thể công ty có thể kéo dài thêm không quá 02 tháng.

- Khi có quyết định giải thể, công ty nhà nước bị giải thể phải đăng báo hàng ngày của Trung ương và địa phương trong 03 số liên tiếp về việc giải thể công ty nhà nước.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].