Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương,...
Hỏi: Công ty tôi có một trường hợp sử dụng biện pháp tránh thai có giấy tờ kèm theo. Theo tôi được biết thì chị này sẽ được hưởng 7 ngày theo luật BHXH, nhưng 7 ngày này lại rơi vào nghỉ lễ 30/4-01/05 chỉ còn 3 ngày là ngày thường. Vậy tôi phải tính cho trường hợp này được nghỉ hưởng trợ cấp thai sản mấy ngày? Nếu tính cả 7 ngày thì có hưởng 2 lương do ngày lễ vẫn được tính lương rồi và tính thêm nghỉ chế độ nữa. (Bùi Thùy - Hà Giang)
1. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện biện pháp tránh thai:
Điều 33, BLLĐquy định:"Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:1. Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc bảy ngày.2. Khi thực hiện biện pháp triệt sản người lao động được nghỉ việc mười lăm ngày.3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần".
Theo như thông tin bạn cung cấp thì trường hợp của chị này rơi vào Khoản 1, Điều 33: Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc 7 ngày, thời gian này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần. Do đó, chị này sẽ được nghỉ 7 ngày kể cả các ngày nghỉ lễ 30/04 và 01/05.
2. Về mức hưởng chế độ thai sản
Vấn đề này được quy định tại Điều 35:"Điều 35. Mức hưởng chế độ thai sản:1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội".
Và Điều 16:"Điều 16. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản theo khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai theo quy định tại các Điều 29, 30 và Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội".
Như vậy, chị này không hưởng 2 lương như bạn nói màmức hưởng 7 ngày chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trướckhi nghỉ việc.Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai theo quy định tại các Điều 29, 30 và Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận