-->

Giải quyết tranh chấp ruộng đất trong gia đình

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Hỏi: Bố tôi mất năm 2005. Nhà tôi gồm bố, mẹ, tôi và tôi trai. Gia đình tôi có đất ở do bố mẹ tự mua và đất ruộng do nhà nước chia. Nhưng từ khi bố tôi mất bà nội tôi nói bố mẹ tôi và tôi không có ruộng canh tác. Mặc dù trước khi bố mẹ tôi lấy nhau họ đã có ruộng và làm các thủ tục chuyển ruộng về gần nơi ở.Giờ mẹ tôi đang bệnh nặng mà bà nội tôi luôn gây áp lực và không cho gia đình tôi lấy ruộng để làm. Đề nghị Luật sư tư vấn gia đình tôi những ai có ruộng, và cần làm gì, tìm ai để đòi hỏi quyền lợi và giải quyết vấn đề này? (Gia Nhân)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguy
ễn Bảo An - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest- trả lời:

Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
"1.Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết".

Như vậy khi bố bạn mất thì những người có quyền thừa kế gồm: vợ( mẹ bạn), bà nội bạn, và bạn. Những người thừa kế cùng một hàng sẽ được hưởng những phần thừa kế ngang hàng nhau.

Di sản thừa kế được xác định gồm tài sản riêng của bố bạn và phần tài sản của bố bạn trong khốitài sản chung với người khác, có thể là tài sản chung của vợ chồng.

Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về di sản như sau:Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác".

Trong trường hợp này, nếu như mảnh đất này bố mẹ bạn đã được công nhận quyền sở hữu thì bà nội bạn không có quyền làm như vậy, vì mảnh đất này bà bạn không sử dụng và không được nhà nước công nhận quyền sử dụng.

Như vậy, gia đình bạn có thể yêu cầu UBND cấp xã tiến hành hòa giải. Gia đình bạn sẽ chứng minh đây là tài sản chung của bố mẹ bạn, đã được công nhận quyền sở hữu thông qua các giấy tờ trước đây cũng như các trích lục đất mà hồ sơ địa chính xã còn lưu lại, các biên lai chứng minh là gia đình bạn là người nộp thuế chứ không phải bà nội bạn.

Điều 213 Luật đất đai 2013 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:"Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:"1.Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này; b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự".

Trong trường hợp này, bà nội bạn chỉ có quyền thừa kế một phần đối phần di sản của bố mẹ bạn, còn không có quyền chiếm hữu cả mảnh đất này. Nếu như hòa giải không thành gia đình bạn có quyền làm đơn gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bà bạn cư trú để yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong đơn bạn phải gửi kèm các chứng cứ chứng minh gia đình bạn là bố mej bạn có quyền sử dụng và đã được cơ quan có thẩm quyềncông nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.