-->

Giải quyết thế nào khi đương sự vắng mặt tại phiên tòa xét xử ?

Luật sư tư vấn về giải quyết thế nào khi đương sự vắng mặt tại phiên tòa xét xử...

Hỏi: Xin hỏi Bà A ( là người nước ngoài đã 100% hợp pháp hoàn tất thủ tục thừa kế căn nhà của bà ngoại đã 20 năm rồì). Bà A tặng lại căn nhà thừa kế đó cho ông B cũng đã 5 năm rồi. Ông B bán căn nhà thừa kế đó cho ông C .Bà D là người dì của bà A (cũng là người nước ngoài) ( gia đình Bà D không được thừa kế, không sở hữu, không hộ khẩu, không thường trú trong căn nhà nói trên và họ cũng đã có nhà riêng nhưng họ vẫn chiếm đoạt sử dụng căn nhà nói trên 20 năm nay).Sau khi ông C mua căn nhà nói trên thì đòi gia đìnhBà D trả nhà nhưng bà D không trả nhà vớilý do tranh chấp vớibà A, thẩm phán đã có thư mời gửi ra nước ngoài cho bà A đã hơn 1 năm rồinhưng không ai tìm được bà A.Vụ kiện này đã bị đình xét xửử trả nhà cho ông C đã hơn một năm rồivẫn chưa tìm được bà A. Xin hỏi thẩm phán này cần phải tiếp tục xét xử việc trả nhà cho ông C hoặc là thẩm phán này có thẩm quyền đình xét xử việc trả nhà cho ông C đến khi nào tìm được bà A? (Trần Hòa - Hà Nội)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quyđịnh về sự có mặt củađương sự, ngườiđại diện, người bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp củađương sự như sau:

"Điều 227.Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặttại phiên tòa;nếucó người vắng mặt thì Hội đồng xét xửphảihoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.Tòa ánphảithông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sựvềviệc hoãn phiên tòa.2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;nếu vắng mặtvìsự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quanthì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếukhông vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thìbịcoi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyếtđối vớiyêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ".

Như vậy trường hợp Tòaán triệu tập lần thứ hai mà bà A vẫnvắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó. Trong trường hợp phán đã có thư mời gửi ra nước ngoài cho bà A đã hơn 1 năm rồinhưng không ai tìm được bà A. Nhưvậy, trường hợp này có thể coi là bà A từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyếtvụ án.Hình thức của việc đình chỉ giải quyết vụ án trong thủ tục sơ thẩm là Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.Tính chất của loại đình chỉ giải quyết vụ án dân sự này là chấm dứt hoạt động tố tụng.Việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự không chỉ chấm dứt về mặt tố tụng mà đồng thời nội dung vụ án cũng được giải quyết nhưng bằng phương thức Tòa án từ chối phân xử tranh chấp.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.