Hỏi: Anh trai tôi gây gổ đánh nhau, nên đã phải chịu án 24 tháng tù, được hưởng treo. Trong thời gian 24 tháng treo, anh của tôi không gây ra tội phạm nào. Nhưng vẫn thời gian thử thách, anh tôi không may lại gây tai nạn. Lỗi chủ yếu do bên kia chở ba, không đội mũ bảo hiểm, đi sai làn đường. Về phần dân sự gia đình tôi đã giải quyết xong. Bên bị tai nạn đã cam kết rút đơn. Thế nhưng không rõ vì saoViện Kiểm sát nhân dân có gửi cáo trạng về nhà, triệu tập anh tôi, nói xét thấy anh tôi là đối tượng có thể gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Tôi muốn hỏi có phải nhất định trong trường hợp này anh tôi sẽ bị đi tù 02 năm do án treo trước đó và thêm tình tiết của án mới không? Trường hợp dân sự trên là do rủi ro ngoài ý muốn nhưng vẫn phải chịu tình tiết tăng nặng nữa không? Liệu còn cách nào cứu vãn tình hình nữa không?(Hải Yến - Hà Nội)
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Về tình tiết tăng nặng, điều 48 Bộ luật hình sự 2009 quy định như sau:
“Chỉ các tình tiết sau đâymới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để
phạm tội;
d)Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e)Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội nhiều lần,
tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất,tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;
k) Phạm tội gây hậu quả
nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;
o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm”.
Về vấn đề tái phạm, tái phạm nguy hiểm điều 49 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:
“1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý”.
Trong trường hợp của anh:
- Tình tiết anh phạm tội khi đang trong thời gian thử thách, chưa được xóa án tích: đây được xem là một trong những tình tiết tăng nặng (điểm g khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự 2009)
- Tình tiết anh vừa là bị đơn trong vụ án dân sự. Theo quy định tại điều 48 và 49 trích dẫn trên, đây không được coi là tình tiết tăng nặng trong vụ án hình sự.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận