Giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay không có giá trị pháp lý.
Hỏi:Gia đình tôi có 1 ngôi nhà tọa lạc trên thửa đất (có sổ đỏ) từ năm 1992. Tuy nhiên năm 2014, xã xây chợ mới nên giải tỏa nhà tôi. Khi chính quyền đo diện tích và xác định ranh giới để đền bù giải tỏa thì ông B ở nhà kế bên cũng chứng kiến và đồng ý ký vào biên bản của tổ đo đạc.Đến đầu năm nay, Ông B khởi kiện ra tòa đòi gia đình tôi trả lại 1 phần đất giáp ranh mà ông nói rằng gia đình tôi mượn từ năm 1998 để đặt cống thoát nước nhung không xác định được vị trid (ông đưa ra 1 tờ giấy mượn do ông B viết tay và con trai tôi ký ngày 14-2-1998, khi đó đã đủ 18 tuổi). Tuy nhiên trên thực tế, gia đình tôi đã sang nhượng phần đất đặt cống thoát nước của gia đình ông B từ năm 1993 (có giấy viết tay và có chữ ký của ông B). Việc khiếu kiện này ảnh hưởng rất nhiều đến danh dự của tôi và gia đình. Ông B còn gửi đơn tố cáo đến cơ quan của con trai tôi và cho rằng con tôi có liên quan trong vụ này. Vậy xin nhờ quý Luật sự tư vấn giúp:Mảnh giấy viết tay mượn đất đặt cống thoát nước mà ông B viết sẵn rồi đưa con trai tôi ký năm 1998 (chỉ nói phần đất giáp ranh mà không xác định vị trí cũng như diện tích là bao nhiêu) có giá trị pháp lý không?Tôi có phải là bị đơn do ông B khởi kiện đòi đất tại tòa không? Có nghĩa vụ đi hầu tòa không? (Nguyễn Liễu - Hải Dương)
Luật gia Bùi Ánh Vân – Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
Dựa vào những thông tin bác cung cấp, có thể rút ra một số nội dung:
- Quá trình giải tỏa và đền bù giải tỏa diễn ra hợp pháp và thỏa đáng. Giữa nhà bác và ông B không có tranh chấp gì. Ông B đã công nhận quá trình giải tỏa này và có ký vào biên bản của tổ đo đạc, đồng nghĩa với việc công nhận sự hợp pháp của diện tích đất của bác trước đây và căn nhà bác được nhà thầu xây dựng cho.
- Ông B nói rằng nhà bác có mượn một phần đất giáp ranh với nhà ông từ năm 1998 thông qua một giấy mượn có chữ ký của con trai bác. Phần đất này đã được bác chuyển nhượng cho ông B từ năm 1993 với đầy đủ giấy tờ hợp pháp nên nó thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông B.
Từ đó, chúng tôi xin đưa ra những nhận định cho những câu hỏi của bác như sau:
Thứ nhất.Về giá trị của mảnh giấy viết tay, có một số khúc mắc sau:
+ Không xác định được vị trí và diện tích đất, đồng nghĩa với việc không xác định được đối tượng hợp đồng.
+ Mảnh giấy tay đã được ông B viết sẵn, không đảm bảo tự do ý chí giữa hai bên
Do đó, vì vi phạm về đối tượng hợp đồng, giấy viết tay này sẽ không có giá trị.
Thứ hai.Về trách nhiệm của bác, chúng tôi xin đưa ra hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Nếu nội dung mảnh giấy ghi rằng bác là người đứng ra mượn phần đất và con bác ký tên mà không được bác ủy quyền thì tờ giấy mượn này vô hiệu.
- Trường hợp 2: Nếu con bác và ông B thực sự có thỏa thuận về việc mượn đất này và ông B đứng ra soạn giấy mượn đất, con bác ký tên thì lúc này con bác đã xác lập quan hệ dân sự với ông B và ông B có thể kiện con trai bác nếu có vi phạm hợp đồng chứ không thể kiện bác. Tuy nhiên do mảnh giấy này không có giá trị pháp lý nên hợp đồng này xem như vô hiệu.
Do đó, bác có thểnhờ ủy ban nhân dân xã đứng ra hòa giải giữa hai gia đình để ông B hiểu và rút lại đơn kiện. Sau quá trình hòa giải, nếu ông B vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình bác cũng như công việc của con trai bác thì bác có thể yêu cầu ông B bồi thường về vật chất và tinh thần đã gây ra cho gia đình.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận