Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định của pháp luật mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Do anh (chị) đã làm đơn xin thôi việc vì thế anh (chị) và công ty đã thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, chứ không phải người sử dụng lao động chấm dứt theo trường hợp sáp nhập doanh nghiệp theo Điều 45 Luật Lao động 2012. Vì vậy, anh (chị) sẽ được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc theo điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012: “1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. 2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. 3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.
Thời gian để tính trợ cấp thôi việc = (Tổng thời gian làm việc) – (Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp). Mà bảo hiểm thất nghiệp được bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2009. Mà anh (chị) bắt đầu làm việc từ tháng 6/1977 nên thời gian để tính trợ cấp thôi việc là 31 năm. Như vậy, mỗi năm làm việc anh (chị) được trả nửa tháng tiền lương và tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền trước khi anh (chị) nghỉ việc.
Lưu ý: Nếu anh (chị) không làm đơn xin thôi việc mà doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với anh (chị) với lý do sáp nhập doanh nghiệp thì anh (chị) sẽ được hưởng trợ cấp mất việc theo Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2012. Mỗi năm làm việc anh (chị) sẽ được hưởng 1 tháng tiền lương. Ngoài ra, anh (chị) có thể được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm năm 2013 nếu: “Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động anh (chị) nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập và anh (chị) chưa tìm được sau 15 ngày kể từ ngày anh (chị) nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp”.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận