Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 336 và Điều 338 của Bộ luật Dân sự năm 2005
Hỏi:Tôi và 1 người bạn có hùn hạp làm ăn do thiếu vốn nên tôi đã mượn giấy tờ đất của 1 người bà con. Nhưng nay do làm ăn thua lỗ bạn tôi bỏ trốn. Vậy cho tôi hỏi trường hợp của tôi nếu ra toà xử tôi chỉ cần trả phân nửa khoản tiền trên hay là phải trả hết? Nếu có kiện tụng phần giấy tờ đất chủ nợ đang giữ thì tranh chấp thế nào? (Vũ Hải An - Hà Nam).
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Tổ tư vấn pháp luật dân sự của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về hợp đồng vay tài sản:
"Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định".
Tuy nhiên, do thông tin bạn cung cấp chưa rõ ràng, trong hợp đồng vay hai bạn có thể hiện rõ khoản vay của mỗi bên hay không hay chỉ thể hiện hợp đồng vay chung của hai người nên sẽ có các trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1, nếu trong hợp đồng vay của hai người thể hiện rõ khoản vay của mỗi bên, xác định rõ giá trị tài sản mỗi người sử dụng là bao nhiêu thì có thể sẽ áp dụng quy định tại Điều 297 Bộ luật dân sự:
"Thực hiện riêng rẽ:Khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ dân sự, nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ với nhau thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình".
Theo quy định này thì bạn chỉ phải thanh toán khoản nợ tương ứng với phần bạn vaythể hiện rõtrong hợp đồng vay. Đối với khoản vay của người còn lại thì bạn không có nghĩa vụ phải thay toán.
Trường hợp 2, trong hợp đồng vay nếu không thể hiện, xác định rõ khoản vay của mỗi người thì hai bên sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới đối với khoản vay này. Cụ thể:
"Điều298.Thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới:1. Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. 2. Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình. 3. Trong trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ. 4. Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ".
Như vậy, khi đến thời hạn vay mà người kia bỏ trốn thì bạn có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ khoản nợ 50 triệu cho chủ nợ. Sau khi thanh toán xong bạn có quyền yêu cầu người còn lại thanh toán lại phần mà mình đã bỏ ra trước đó để thực hiện phần nghĩa vụ của họ.
Đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được thế chấp:
"Điều 355.Xử lý tài sản thế chấp:Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 336 và Điều 338 của Bộ luật này".
Theo đó, nếu đến thời hạn thanh toán mà bạn không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được mang ra xử lý theo quy định tại Điều 336 và Điều 338 bộ luật này, tức làphải mang ra đấu giá để thực hiện phần nghĩa vụ của mình nghĩa vụ. Cụ thể:
"Điều 336.Xử lý tài sản cầm cố:Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố".
"Điều 338.Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố:Tiền bán tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố; trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó".
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận