Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất...
Hỏi: Em kết thúc hợp đồng lao động vào 21/8 đến 20/11 công ty mới gửi sổ BHXH về để em làm bảo hiểm̉m thất nghiệp. Em đóng bảo hiểm được 29 tháng. Trong thời gian này em có thai. Nhân viên tư vấnn tại trung tâm việc làm có nói sau khi lãnh xong 3 tháng tiền thất nghiệp em có thể đóng tiếp BHXH tự nguyệnn để được hưởng chế độộ thai sảnn. Vậy luật sư cho em hỏi trường hợp nói trên nếu em đóng tiếp BHXH tự nguyện em có được hưởng chế độ thai sản không? (Thùy Linh - Hải Dương)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
"Điều 4: Các chế độ bảo hiểm xã hội:1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:a) Ốm đau;b) Thai sản;c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;d) Hưu trí;đ) Tử tuất.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:a) Hưu trí;b) Tử tuất".
Như vậy, với Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được áp dụng từ ngày 01/01/2016, đối với việc tham gia BHXH tự nguyện bạn sẽ không được tính để hưởng chế độ thai sản, bởi chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện không bao gồm chế độ thai sản.
Do đó, nếu như nhân viên tư vấn trung tâm dịch vụ việc làm nói rằng bạn đóng BHXH thì sẽ được hưởng chế độ thai sản là không đúng với quy định của Luật BHXH 2014.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận