-->

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có đúng không?

Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

Hỏi: Tôi làm việc cho công ty H tại tỉnh Long An. tôi đã được ký hợp đồngng thời hạn một năm, hợp đồng được ký vào đầu tháng 11 năm 2014, đến cuối tháng 5 năm 2015 thì công ty đơn phương chắm dứt hợp đồng lao động̣ng, với lý do tôi làm mất hàng của công ty và không trả lương.Sau đó tôi đã chứng minh được tôi không sai phạm hàng không mất, được sự kiểm tra của ban giám đốc đúng là hàng không mất. Và công ty đồng ý trả lương tháng 5 năm 2015, nhưng công ty không nhận lại tôi làm việc tiếp. trong thời gian tôi phải kiểm tra cùng giám sát của công ty, thì cấp trên của tôi cho dọn bàn làm việc của tôi trong đó có dụng cụ và tủ đồ cá nhân của tôi mà không hỏi qua ý kiến của tôi đồng thời không cho tôi vào được bàn làm việc của mình, khi đó Hợp đồng lao động của tôi và1 đồng nghiệp của tôi gửi tôi đã không lấy lại được, sự việc trên có người nhìn thấy và làm chứng cho tôi về việc có người dọn bàn làm việc của tôi. Vậy xin hỏi Luật Sư: trường hợp trên Công ty có vi phạm luậtt không?và tôi kiện ra tòa án khi chỉ có Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động + Bản lương Tháng 5/2015, nhưng không có Hợp đồng Lao Động có được không? (Bảo Yến - Sơn Tây)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Qua những thông tin bạn đã trình bày thì Công ty H áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với bạn, cụ thể là hình thức xử lý kỷ luật sa thải. Và theo quy định tại khoản 1, điều 123 Bộ luật lao động thì dù áp dụng hình thức xử lý kỷ luật nào thì người sử dụng vẫn phải tuân theo tất cảcác nguyên tắc sau:

Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

Trong vụ việc của bạn, bạn đã chứng minh được rằng bạn không có lỗi ( hàng không mất) và bạn giám đốc cũng biết được bạn không hề có lỗi. Vì vậy, sẽ không có căn cứ gì để sa thải bạn cả. Nhưng, Công ty H lại vẫn sa thải bạn với lý do bạn làm mất hàng là không có căn cứ pháp luật hay Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của công ty H đối với bạn là trái pháp luật. Và để bảo vệ quyền và lợi ích của bạn thì bạn phải thực hiện theo trình tự sau:

Do tranh chấp giữa bạn với công ty H là về hình thức xử lý kỷ luật sa thải nên căn cứ vào điểm a, khoản 1, điều 201 Bộ luật luật lao động 2012thì bạn khởi kiện đến ngay Tòa án nhân dâncấp huyện nơi công ty đặt trụ sở.

"Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;"

Bạn sẽ phải làm đơn khởi kiện, rồi gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty H đặt trụ sở theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011

"Điều 35. Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;"

Cùng với việc nộp đơn khởi kiện đến Tòa án thì bạn cũng sẽ phải nộp những chứng cứ để đảm bảođược yêu cầu khởi kiện của bạn là có căn cứ và hợp pháp. Bên cạnh những chứng cứ Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động vàBảng lương Tháng 5/2015 thìmột trong những chứng cứ bắt buộc bạn phải nộp cho Tòa án đó là hợp đồng lao động giữa bạn với công ty H để chứng minh được rằng giữa hai bên có tồn tại quan hệ lao động. Tuy nhiên, đối với trường hợp của bạn thì hiện bạn không có hợp đồng lao động do bên sử dụng lao động đã lấy nên tại thời điểm khởi kiện bạn không cần nộp chứng cứ này mà có thể bổ sung trong quá trình giải quyết vụ án lao động của bạn theo quy định tại khoản 4 và 5 điều 2 của Nghị quyết 04/2012/NĐ-HĐTP:

"Điều 2. Cung cấp chứng cứ

4. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, nếu thấy chứng cứ mà đương sự giao nộp chưa đủ cơ sở để giải quyết, thì Toà án yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của BLTTDS. Khi yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ, Toà án cần phải nêu cụ thể chứng cứ cần giao nộp bổ sung.

5. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Toà án cần giải thích cho đương sự biết quy định tại Điều 7 của BLTTDS về trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Khi biết chứng cứ đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý, thì căn cứ vào quy định tại Điều này, đương sự có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp được chứng cứ cho đương sự, thì phải thông báo bằng văn bản có ghi rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ cho đương sự biết để họ chứng minh với Toà án là họ đã thu thập chứng cứ nhưng không có kết quả và yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ."

Căn cứ vào quy định này thì trong trường hợp Tòa án có yêu cầu bạn bổ sung chứng cứ mà bạn đã yêu cầu công ty H cung cấp hợp đồng lao động mà công ty H không cung cấp thì bạn làm đơn yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.