-->

Đòi lại tiền đặt cọc khi thuê nhà?

Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hỏi: Bọn cháu là sinh viên đi thuê nhà ở Hà Nội, và có đặt cọc 1 tháng tiền phòng là 2 triệu, trước khi chuyển báo trước chủ nhà 1 tháng. Tháng 5 bọn cháu chuyển đi và báo trước từ đầu tháng 4. Phòng cháu ở 3 người là cháu, em cháu và bạn N. Bạn N là người ký hợp đồng thuê nhà.Tết 2016 vừa rồi bạn ấy chuyển về quê làm việcnên không ra nữa, cô chủ có biết việc này. Sau khi bạn ấy về quê thì cháu là người đi nộp tiền phòng và có chuyện gì thì cô chủ là người gọi điện làm việc trực tiếp với cháu. Hiện tại bọn cháu chuyển đi muốn lấy lại tiền đặt cọc, gọi cho cô chủ thì cô ấy nói không biết cháu là ai, bảo Nđến lấy tiền thì cô mới trả. Nhưng bạn N về quêvà đang đi làm nên rất bận không ra được, nên bạn ấy đã gọi cho cô chủ, nhưng cô không nghe máy. Bạn Nnhắn tin cho cô ấy là ủy quyền cho cháu để lấy tiền đặt cọc và hiện tại đang làm việc ở quê bận không ra được, cô cứ trả tiền cọc cho bạn cháu, có gì sai cháu sẽ chịu trách nhiệm. Sau đó, Cháu có gọi điện cho cô chủ nhưng cô không đồng ý và khôngtrả tiền cọc cho cháu. Cô nói không làm việc qua điện thoại. Nđến găp trực tiếp thì cô mới trả. Nếu bây giờ cháu bảo bạn Nviết giấy ủy quyền gửi ra cho cháu và có chữ ký của 2 bên thì có hợp pháp để cháu lấy lại tiền cọc không ạ? Giấy ủy quyền này có cần dán ảnh của bạn Nhay cần công chứng của xã không ạ? Hoặc có phương án nào khả thi hơn để bạn Nkhông phải ra Hà Nội (đỡ tốn chi phí và thời gian) để cháu lấy lại được tiền? (Đỗ Vũ Nam - Hà Nội).

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Vương Tùng Anh - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Bộ luật dân sự quy định nghĩa vụ của bên thuê nhà và bên cho thuê nhà:

"Điều 493. Nghĩa vụ của bên cho thuê nhà ở
Bên cho thuê nhà ở có các nghĩa vụ sau đây:
1. Giao nhà cho bên thuê theo đúng hợp đồng;
2. Bảo đảm cho bên thuê sử dụng ổn định nhà trong thời hạn thuê;
3. Bảo dưỡng, sửa chữa nhà theo định kỳ hoặc theo thoả thuận; nếu bên cho thuê không bảo dưỡng, sửa chữa nhà mà gây thiệt hại cho bên thuê thì phải bồi thường.

Điều 494. Quyền của bên cho thuê nhà ở
Bên cho thuê nhà ở có các quyền sau đây:
1. Nhận đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn đã thoả thuận;
2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 498 của Bộ luật này;
3. Cải tạo, nâng cấp nhà cho thuê khi được bên thuê đồng ý, nhưng không được gây phiền hà cho bên thuê sử dụng chỗ ở;
4. Được lấy lại nhà cho thuê khi thời hạn thuê đã hết; nếu hợp đồng không quy định thời hạn thuê thì bên cho thuê muốn lấy lại nhà phải báo cho bên thuê biết trước sáu tháng."

Thì hợp đồng thuê nhà được kí giữa bạn N và cô chủ nahf nên về mặt pháp luật bạn không có quyền trong hợp đồng này nên bạn không thể lấy lại tiền đặt cọc.

Căn cứ theo Điều 581 Bộ luật dân sự quy định:

"Điều 581. Hợp đồng uỷ quyền
Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định."

Thì nếu bây giờ bạn ủy quyền cho bạn về việc để bạn lấy lại tiền đặt cọc nhàvà có chữ ký của hai bên thì hoàn toàn hợp pháp. Trường hợp bạn N đã soạn thảo sẵn nội dung hợp đồngủy quyền thì thủ tục công chứng hợp đồng này được quy định tại Điều 40 Luật công chứng:

"1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
2. Bản sao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.
3. Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
4. Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.
5. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.
6. Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
7. Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
8. Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch."

Thì bạn và bạn có thể đến phòng công chứng ​để yêu cầu công chứng hợp đồng sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ của hợp đồng này, sau đó làm theo đúng thủ tục pháp luật quy định. Vậy là hợp đồng ủy quyền này hoàn toàn hợp pháp.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.