-->

Đòi lại tài sản mang đi cầm cố bằng cách nào?

Nếu bạn muốn lấy lại tài sản cầm cố là chiếc xe máy và giấy tờ kèm theo thì bạn trai bạn phải hoàn thành nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố

Hỏi:Bạn trai tôi có mượn tôi 1 chiếc xe máy mang đi để đặt ở chỗ thuê xe ô tô tự lái (vì yêu cầu của cửa hàng cho thuê xe là phải đặt 1 chiếc xe máy kèm giấy tờ xe), nhưng không may trong quá trình dùng xe ô tô thuê bị tai nạn, sau khi sửa thì bạn trai tôi phải đền bù chi phí sửa cho bên cho thuê là 350 triệu đồng. Nhưng do không có đủ số tiền lớn như vậy nên bạn trai tôi xin trả dần và đã trả được 110 triệu.Vấn đề là ở chỗ bên thuê xe vẫn giữ xe máy của tôi, họ nói bao giờ thanh toán xong họ mới trả xe. Vậy cho tôi hỏi là trường hợp họ giữ xe của tôi như vậy có đúng không? (Vũ Hải An - Hà Nam).

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Tổ tư vấn pháp luật dân sự của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Điều 329 BLDS 2005quy định về Thời hạn cầm cố tài sản như sau:

"Thời hạn cầm cố tài sản do các bên thoả thuận. Trong trường hợp không có thoả thuận thì thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố."

Trong trường hợp của bạn nếu bên cầm cố (bạn trai bạn) và bên nhận cầm cố (bên cho thuê xe ô tô tự lái) có thỏa thuận với nhau về thời hạn cầm cố được lập thành văn bản thì thời hạn đó được thực hiện theo thỏa thuận. Còn nếu không có thỏa thuận thì thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố, tức là bạn trai của bạn phải trả hết số tiền 350 triệu đồng cho bên cho thuê xe ô tô tự lái. Việc bạn trai của bạn mới chỉ trả được 110 triệu đồng thì vẫn chưa hoàn thành hết nghĩa vụ củ mình nên thời hạn cầm cố vẫn còn.

Điều 339 BLDS 2005quy định vềChấm dứt cầm cố tài sản:

"Việc cầm cố tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây: 1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt; 2. Việc cầm cố tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;3. Tài sản cầm cố đã được xử lý;4. Theo thoả thuận của các bên."

Mặt khác,Điều 340 BLDS 2005quy địnhTrả lại tài sản cầm cố như sau:

"Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 339 của Bộ luật này thì tài sản cầm cố, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, nếu không có thoả thuận khác."

Vì vậy, nếu bạn muốn lấy lại tài sảncầm cố là chiếc xe máy và giấy tờ kèm theo thì bạn trai bạn phải hoàn thành nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố (trả hết số tiền350 triệu đồng). Trường hợp bạn chưa có đủ điều kiện trả hếtmà chỉ mới trả được một phần số tiền trên, nhưngbạn muốn lấy lại xe của mình thì bạn có thể thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác thay cho biện phápcầm cố tài sản trên, pháp luật dân sự quy định7 biện pháp bảo đảm và hai bêncó thể thỏa thuậnlựa chọn một trong các biện pháp sau để thay thế cho việc hoàn thành nốt phần nghĩa vụ còn lại (trả 240 triệu đồng):

Điều 318, Bộ luật Dân sự 2005, quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự:

"1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm:a) Cầm cố tài sản;b) Thế chấp tài sản;c) Đặt cọc;d) Ký cược;đ) Ký quỹ;e) Bảo lãnh;g) Tín chấp.2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm thì người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm đó."

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.