-->

Doanh nghiệp nợ tiền BHXH thì chốt tiền BHXH như thế nào?

Công văn 2266 hướng dẫn giải quyết việc chốt sổ tiền BHXH cho người lao động khi doanh nghiệp đang trong quá trình giải thể, phá sản hoặc doanh nghiệp gặp khó khăn thực sự về kinh tế.

Hỏi: Tôi đã tham gia BHXH tại công ty A từ 01/2009 đến 12/2014. Hiện tại tôi đã nghỉ ở công ty A và chuyển công tác sang công ty B. Nhưng do công ty A nợ bảo hiểm từ 01/2013 đến nay nên tôi không chốt được sổ bảo hiểm bên công ty A. Xin hỏi bây giờ tôi muốn tham gia đóng bảo hiểm bên công ty B theo số sổ bảo hiểm bên công ty A thì tôi phải làm như thế nào? (Lê Thu Trang - Thanh Hóa)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Minh Anh - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Do doanh nghiệp cũ nơi chị làm việc nợ tiền bảo hiểm xã hội nên không chốt được sổ bảo hiểm xã hội bên công ty A. Hiện nay, doanh nghiệp nợ tiền BHXH, BHTN, BHYT diễn ra phổ biến, nên Bảo hiểm xã hội đã có Công văn 2266 hướng dẫn giải quyết việc chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi doanh nghiệp đang trong quá trình giải thể, phá sản hoặc doanh nghiệp gặp khó khăn thực sự về kinh tế.

a) Doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật còn nợ tiền BHXH, BHYT, nếu có người lao động chuyển nơi làm việc thì cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động đến thời điểm doanh nghiệp đã đóng BHXH để người lao động tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị mới, sau khi thu hồi được khoản nợ của doanh nghiệp thì xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động.

b) Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ BHXH, BHYT, nếu giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan BHXH cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước BHXH, BHYT đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH, thì giám đốc BHXH tỉnh xem xét, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết”.

Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ BHXH, BHTN thì giám đốc doanh nghiệp này có văn bản gửi cơ quan bảo hiểm xã hội cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện trước BHXH, BHYT đối với người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH thì giám đốc BHXH sẽ phối hợp, xem xét giải quyết chốt sổ trước cho trường hợp của chị. Trường hợp này cần sự phối hợp của phía ban giám đốc để giải quyết.

Nếu doanh nghiệp không thực hiện, thì phương án tiếp theo là chị cung cấp số sổ bảo hiểm xã hội cũ cho doanh nghiệp B để tiếp tục đóng BHXH, BHYT. Tuy nhiên, chốt sổ bảo hiểm xã hội cũ tại doanh nghiệp cũ càng sớm sẽ càng có lợi, tránh khó khăn cho chị trong tương lại khi hưởng các chế độ của BHXH.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.