Giám định về sở hữu trí tuệ bao gồm giám định về quyền tác giả và quyền liên quan, giám định sở hữu công nghiệp và giám định về quyền đối với giống cây trồng.
Hỏi: Ngày nay, giá trị lớn nhất của doanh nghiệp là giá trị của quyền sở hữu trí tuệ. Các doanh nghiệp đều nhận thức rằng, ở trình độ phát triển của xã hội hiện nay, tài sản trí tuệ là loại tài sản vô hình có giá trị kinh doanh lớn hơn nhiều lần so với các loại tài sản hữu hình cộng lại.
Đặc biệt, trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, vai trò to lớn của quyền sở hữu trí tuệ đối với các tài sản vô hình lại càng có ý nghĩa trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hóa của doanh nghiệp. Do đó như cầu giám định về sở hữu trí tuệ cũng là nhu cầu tất yếu. Vậy điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ là gì?
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;
- Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
2. Nội dung tư vấn
Giám định về sở hữu trí tuệ bao gồm giám định về quyền tác giả và quyền liên quan, giám định sở hữu công nghiệp và giám định về quyền đối với giống cây trồng.
Chủ thể giám định về sở hữu trí tuệ được quy định tại khoản 1 Điều 201Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (gọi tắt là Luật SHTT) có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
"Điều 201. Giám định về sở hữu trí tuệ
1. Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ."
Cá nhân để có thể là chủ thể giám định về sở hữu trí tuệ cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 201Luật SHTTnhư sau:
"3. Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ:a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;b) Thường trú tại Việt Nam;c) Có phẩm chất đạo đức tốt;d) Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp thẻ giám định, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định."
Như vậy cá nhân đáp ứng 4 điều kiện trên và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ sẽ được phép thực hiện các hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.
Tổ chức cần đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 201Luật SHTT để trở thành chủ thể giám định về sở hữu trí tuệ:
"2. Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện sau đây được thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ:a) Có nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động giám định theo quy định của pháp luật;b) Có chức năng thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;c) Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức ủy quyền có Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ."
Khoản 1 Điều 42 Nghị định số 119/2010/NĐ-CP quy định các tổ chức đáp ứng được các điều kiện trên, bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp luật về hợp tác xã;
c) Đơn vị sự nghiệp;
d) Các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo pháp luật về luật sư, trừ chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
Tổ chức giám định sở hữu trí tuệ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định số 119/2010/NĐ-CP như sau để có thể tiến hành hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ:
a) Có ít nhất một giám định viên sở hữu trí tuệ;
b) Có trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc;
c) Có nguồn cơ sở dữ liệu thông tin cần thiết để thực hiện hoạt động giám định.
Đồng thời khoản 3 điều này cũng quy định Tổ chức giám định về sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện hoạt động giám định trong lĩnh vực đã đăng ký hoạt động.
Sau khi đáp ứng đủ các yêu cầu trên tổ chức sẽ được Cục trưởng Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận Tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu trí tuệ theo lĩnh vực đã đăng ký hoạt động và được tiến hành giám định về sở hữu trí tuệ.
Luật gia Lâm Tiến Tân - Phòng Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.
Khuyến nghị:
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected].
Bình luận