Theo đó, đất được bồi thường nằm trong phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi cơ quan nhà nước thu hồi đất, nên rất khó có thể chỉnh sửa lại phương án bồi thường đất đã được phê duyệt trướcđó.
Hỏi: Gia đình tôi có 1 lô đất hình chữ nhật. Đơn vị giải phóng mặt bằng (xã) sau khi giải phóng mặt bằng thì đền bù gia đình tôi mảnh đất dạng hình thang có cạnh đáy lớn là 32 mét còn cạnh đáy nhỏ là 20 mét. Khi đó gia đình tôi không biết là diện tích mảnh đất được đền bù mới đó lại có dạng hình thang cân nên đã kí vào biên bản đền bù đất.Sau đó khoảng 3 tháng thì gia đình tôi có kế hoạch xây nhà và ra xác định lại diện tích lô đất thì thấy kiểu hình thang như thế rất khó cho việc tận dụng xây toàn bộ đất (hình ngôi nhà sẽ không hợp lí), đồng thời không đảm bảo quyền lợi đền bù đó là lô đất cũ thì hình chữ nhật nên xây nhà rất hợp còn lô đất mới hình thang cân thì khi xây nhà lên sẽ khó khăn và không hợp lí bởi phía đằng trước cửa và đằng sau nằm ở 2 cạnh bên. Tôi hỏi luật sư là tôi có thể đề nghị xã đo và điều chỉnh lại lô đất hình thang đó để có dạng hình chữ nhật được không. Hiện nay tôi mới chỉ kí vào biên bản đền bù đất (sau khi xã đã đo đất mới) nhưng xã chưa làm bìa đỏ mới cho tôi (đến nay khoảng 1 năm rồi). Kính mong luật sư tư vấn các cách giải quyết để tôi có được lô đất đền bù dạng hình chữ nhật tiện cho xây dựng. (Phùng Trinh - Hà Nội).
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Điều 74 Luật đất đai quy định:
Việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng đất với loại đất thu hồi, không liện quan đến hình dạng đất được đền bù. Hơn nữa, bạn đã ký vào biên bản bàn đền bù đất nên không thểxin điều chỉnh được.Dựa vào hiện trạngđất trướcđóđượcđền bù, cơ quan nhà nước sẽ tiến hành công nhận quyền sử dụngđất cho bạn vớiđúng kích thước, hình dạng của thửađất mà bạnđãđượcđền bù.
Theo quyđịnh tại khoản 2, khoản 3điều 69 Luậtđấtđai 2013:
"2. Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:
a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền;
b) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.
3. Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật này quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;
b) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
c) Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;
d) Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.
Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật này".
Theo đó, đất được bồi thường nằm trong phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi cơ quan nhà nước thu hồi đất, nên rất khó có thể chỉnh sửa lại phương án bồi thường đã được phê duyệt trước đó.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận