-->

Dây điện đi qua đất của dân có được bồi thường?

Đối với người có quyền sử dụng hợp pháp, người sử dụng đất được thực hiện các quyền đối với thửa đất thuộc quyền sử dụng của mình, khi bị hạn chế quyền hoặc bị thu hồi thì được bồi thường. Tuy nhiên, anh (chị) không có quyền đòi bồi thường trong trường hợp này do...

Hỏi: Gia đình tôi có thửa đất ở dưới đường điện hạ thế dây bọc. Năm 2011 Tôi xây nhà mái bằng 1 tầng thì đường điện đó đi trên mái nhà tôi cao hơn 1,7m so với mái nhà. Hiện giờ tôi muốn cải tạo. Nâng cấp nhà ở lên 3 tầng thì vướng đường dây đó. Đường dây đi vào khoảng 3/4 phần đất nhà tôi. Đất có diện tích 60m2. Sâu 13 m. Đề nghị Luật sư tư vấn,tôi có thể kiến nghị công ty điện lực chuyển đường dây đi, trả lại khoảng ko cho tôi xây thêm tầng hai cho ngôi nhà không? Hoặc yêu cầu bồi thường do bị hạn chế quyền sử dụng đất? (Cà Văn Chanh - Lào Cai)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hà Phương Thảo - Tổ tư vấn pháp luật hành chính của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 11 nghị định 14/2014/NĐ-CP/ NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực về an toàn điện có quy định về hành lang an toan dây dẫn điện trên không. CỤ thể như sau:

Điều 11. Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

1. Hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không được quy định như sau:

a) Chiều dài hành lang được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp;

b) Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh theo quy định trong bảng sau:
Điện áp Đến 22 kV 35 kV 110 kV 220 kV 500 kV
Dây bọc Dây trần Dây bọc Dây trần Dây trần Dây trần Dây trần
Khoảng cách 1,0 m 2,0 m 1,5 m 3,0 m 4,0 m 6,0 m 7,0 m

c) Chiều cao hành lang được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định trong bảng sau:
Điện áp Đến 35 kV 110 kV 220 kV 500 kV
Khoảng cách 2,0 m 3,0 m 4,0 m 6,0 m

2. Hành lang bảo vệ an toàn các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên không được giới hạn về các phía là 0,5 m tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng.

Đối với người có quyền sử dụng hợp pháp, người sử dụng đất được thực hiện các quyền đối với thửa đất thuộc quyền sử dụng của mình, khi bị xâm phạm quyền, hạn chế quyền hoặc bị thu hồi thì được bồi thường. Tuy nhiên, trong trường hợp của anh (chị), lúc hành lang an toàn đường điện hạ áp này được thiết lập thì trên đất nhà anh (chị) chưa có nhà ở trên đất vì vậy nên anh (chị) sẽ không đươc bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở trong hành lang an toàn đường điện. Lúc thiết lập hành lang an toàn này, gia đình anh (chị) chỉ có thể được bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất trong hành lang bảo vệ đường điện trên không theo quy định tạo Điều 19 Nghị định 14/2014/NĐ-CP

Điều 19. Bồi thường, hỗ trợ đối với đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

1. Đất ở, các loại đất khác trong cùng thửa với đất ở của một chủ sử dụng trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220 kV thuộc diện Nhà nước không thu hồi đất thì chủ sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một lần như sau:

a) Đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là loại đất ở được quy định tại các văn bản pháp luật về đất đai;

b) Diện tích đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là diện tích đất ở thực tế trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. Mức bồi thường, hỗ trợ không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi đất ở, tính trên diện tích đất nằm trong hành lang;

c) Trên cùng một thửa đất, bao gồm đất ở và các loại đất khác của một chủ sử dụng đất, khi bị hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không chiếm dụng khoảng không lớn hơn hạn mức đất ở thì phần diện tích các loại đất khác trên cùng thửa đất trong hành lang cũng được bồi thường, hỗ trợ. Mức bồi thường, hỗ trợ không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi các loại đất khác đó tính trên diện tích các loại đất khác nằm trong hành lang;

d) Trường hợp đất ở không đủ điều kiện như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương.

2. Đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì chủ sử dụng đất được hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc hỗ trợ được thực hiện một lần, không lớn hơn 30% mức bồi thường thu hồi đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, tính trên diện tích đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.

3. Mức bồi thường, hỗ trợ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể. Kinh phí chi trả từ nguồn vốn đầu tư của chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp.

Như vậy, từ lúc hành lang an toàn điện này đươc thiết lập, anh (chị) sẽ bị hạn chế quyền sử dụng đất, anh (chị) có nghĩa vụ phải tuân thủ quy định về hành lang an toàn đường điện theo quy định của pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu xây thêm công trình anh (chị) phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện tại điều 13 nghị định này.

Điều 13 về điều kiện tồn tại nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV như sau:

"Nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy.

2. Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận công trình lưới điện cao áp.

3. Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Điện áp Đến 35 kV 110 kV 220 kV
Khoảng cách 3,0 m 4,0 m 6,0 m

4. Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một (01) mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một (01) mét.

5. Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.

6. Bộ Công Thương quy định chi tiết về phạm vi, kỹ thuật nối đất kết cấu kim loại của nhà ở, công trình trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không đối với điện áp từ 220 kv trở lên".

Căn cứ vào các quy định trên, khi xây dựng nhà 3 tầng mà không đảm bảo được hành lang an toàn điện thì anh (chị) sẽ không đươc phép xây dựng. Nhà anh (chị) sẽ không được cấp phép xây dựng, nếu xây dựng thì sẽ buộc phải tháo dỡ. Anh (chị) không có quyền yêu cầu di rời đường dây và cũng sẽ không được bồi thường.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.