Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Lương Xuân Bình - Tổ tư vấn pháp luật Hành chính Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 325 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định về tội đào ngũ: “1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm: a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan; b) Lôi kéo người khác phạm tội; c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng; d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm”.
Điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP Chính phủ có quy định như sau: “1.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: a, Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện”.
Do thông tin anh cung cấp không chắc chắn, đồng thời không có đầy đủ thông tin nên chúng tôi không xác định chính xác mức độ vi phạm của em trai anh. Đối với việc trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự, tùy vào mức độ mà bị xử lý về hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, chúng tôi chia hai trường hợp sau:
Thứ nhất, hành vi này bị xử lý hành chính.Theo đó, do hành vi này xảy ra vào 03 năm trước nên thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này đã hết, khi em trai anh (chị) về nước thì không phải chịu hình thức xử phạt nào.
Thứ hai, hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Nếu như em trai anh (chị) có hành vi đào ngũ thuộc vào trường hợp quy định như tại Điều 325 Bộ luật hình sự nêu trên, thì khi người này trốn ra nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định truy nã. Anh (chị) nói theo thông tin không chính thức, nhưng nếu thực sự đã có quyết định truy nã thì xác định hành vi của em trai anh (chị) đã vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam.Theo đó, nếu em trai anh (chị) trở về Việt Nam, dù đã thay đổi quốc tịch hay vẫn mang quốc tịch Việt Nam thì vẫn sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam. Nếu cơ quan có thẩm quyền phát hiện về nước, thì người này có thể bị bắt giữ bất kỳ lúc nào.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận