-->

Đăng ký bảo vệ hình ảnh, video do mình sáng tạo ra, thực hiện thế nào?

Bản ghi âm, ghi hình thuộc đối tượng của quyền tác giả, đáp ứng điều kiện bảo hộ quyền tác giả. Để được bảo vệ về mặt pháp lý anh (chị) nên tiến hành đăng ký theo Điều 49 luật sở hữu trí tuệ 2005.

Hỏi: Đề nghị Luật sư tư vấn, làm sao tôi có thể bảo vệ tác phẩm của tôi là hình ảnh, video và audio, tôi tự tạo ra và muốn kinh doanh các sản phẩm này internet? (Phí Hữu Trưởng - Thanh Hóa)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Tường Vy - Tổ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo qui định tại Luật sở hữu trí tuệ, quyền tác giả là quyền của tổ chức hoặc cá nhân đối với những sản phẩm trí tuệ ( như tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, kịch, thơ, tranh, ảnh ...) do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu một cách hợp pháp (có thể hiểu là mua lại).

Như vậy, có thể hiểu "tác giả "chính là tổ chức hoặc cá nhân đã trực tiếp sáng tạo ra những sản phẩm trí tuệ đó.

Cáchình ảnh, video, audio... do bạn tạo ra là bản ghi âm, ghi hình thuộc đối tượng của quyền tác giả theo Khoản1Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sử đổi bổ sung 2009 và đồng thời bạn là tác giả của bản ghi âm, ghi hình do bạn sáng tạo ra.

"Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá."

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả hay nói cách khác cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điều 13 luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

" Điều13.Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.

2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên."

Như vậy, bản ghi âm, ghi hình do anh (chị) tạo ra thuộc đối tượng của quyền tác giả, đáp ứng điều kiện bảo hộ quyền tác giả. Để được bảo vệ về mặt pháp lý anh (chị) nên tiến hành đăng ký theo Điều 49 luật sở hữu trí tuệ 2005:

"Điều49. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

1. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

2. Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại."

Đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm...Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Vì như đã nói trên, quyền tác giả hiển nhiên phát sinh và xác lập kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định.

Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lợi hại ở chỗ khi có tranh chấp thì tổ chức, cá nhân nào đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình nữa. (Trừ trường hợp có “ai đó” cũng có chứng cứ ngược lại – tức là cũng có Giấy chứng nhận quyền tác giả đối với chính tác phẩm mà quí vị đã được cấp giấy chứng nhận).

Tại Việt Nam, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.