-->

Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp?

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Hỏi: Giả sử tôi có 1 sản phẩm là mì ăn liền và tôi muốn đăng ký bảo hộ cho sản phẩm của mình.Nếu như sản của tôi có nguyên liệu chính giống với 1 sản phẩm mì ăn liền khác thì tôi có được coi là đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không? (Thái Hà - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

"Theo quy định tại khoản 2Điều 3Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định vềĐối tượng quyền sở hữu trí tuệ như sau:

2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý."

Bạn nói bạn muốn sản xuất một loại mìvà bạn muốnđi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thì trong trường hợp này loại mì của bạn dễ bị vi phạm vào quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mai, chỉ dẫn địa lý

Trong đó các khái niệm trên được quy định tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:

"Điều 4. Giải thích từ ngữ

13.Kiểu dáng công nghiệplà hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

16.Nhãn hiệulà dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

21.Tên thương mạilà tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

22.Chỉ dẫn địa lýlà dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

23.Bí mật kinh doanhlà thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh."

Theo dữ liệu bạn đưa ra thìbạn chỉ sử dụng nguyên liệu giống một hãng mỳ thì như vậy không bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vì nguyên liệu thì có thể giống nhau nhưng cách tạo ra sản phẩm lại hoàn toàn khác nhau do cách chế biến khác nhau. Chỉ khi bạn sử dụng đúng công thức chế biến và đúng thành phần của nguyên liệu để sản xuất giống y hệt một hãng mỳ thì bạn mới bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực vi phạm về bí mật kinh doanh. Tuy nhiên khi bạn đăng ký bảo hộ cho sảnphẩm của mình thì bạn cũng nên tránh vi phạm vào kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm, tên thương mạicủa sản phẩm. Bởi nếubạn chỉ cần vi phạm vào bất cứ quyền sở hữu trí tuệ nào thuộc quyền sở hữu công nghiệp thì bạn đều vi phạm quy định của Luật sở hứu trí tuệ".

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.