Việc kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định có thể tịch thu tài sản hoặc phạt tiền cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
Hỏi: Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang bị giam giữ bởi cơ quan điều tra có được sang tên hay chuyển nhượng tài sản của mình hay không? Nếu người nhà vào thăm, mang hồ sơ cho người đang bị giam giữ ký thì có vi phạm pháp luật? (Văn Phong - Hà Nam)
Thứ nhất, về quyền của người đang bị tạm giam, giữ:
Theo quy định tại điều 4 BLTTHS năm 2003:
"Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa".
Do đó,người bị tạm giam, giữ vẫn được pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp trong đó có quyền chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu của mình trừ trường hợp đó là tài sản bị kê biên theo quyết định của Tòa án quy định tại điều 146 BLTTHS:
"Việc kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định có thể tịch thu tài sản hoặc phạt tiền cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật".
Thứ hai, về việc thăm nuôi, mang hồ sơ cho người đang bị giam giữ:
Người nhà sẽ được thăm nuôi đối với người bị giam giữ nếu có quyết định cho phép thăm nuôi của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án tùy vào trường hợp việc thụ lý vụ án đang ở giai đoạn nào:
Những vật dụng, hồ sơ sẽ phải bị kiểm tra và chỉđược mang vào nếu được phép của Giám thị trạm giam theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp việc chuyển giao tài sản phải có chữ kí của người đang bị tạm giam, giữ và phải công chứng theo quy định của pháp luật thì việc công chứng có thể diễn ra ngay tại nhà tù theo quy định tại khoản 2, điều 44 Luật công chứng 2014:
"2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng".
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận