Công ty trả lương cơ bản và phụ cấp có đúng không?

Về mức lương cơ bản và doanh số bán, nếu được quy định trong hợp đồng lao động thì sẽ được thực hiện theo như những quy định đó.

Hỏi: Em hiện là nhân viên của một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Theo hợp đồng của công ty, em sẽ nhận mức lương là: Lương cơ bản + Phụ cấp + 10% doanh số bán. Tuy nhiên khi phát lương 10% doanh số của công ty lại tính theo lợi nhuận. 1 đvsp bán ra doanh thu thu về là 60.000đ, 10% doanh thu phải là 6.000đ. Nhưng công ty lại nói là: Trong 60.000đ, chỉ lời được 20.000đ, nên em sẽ nhận 10% của 20.000 là 2.000đ. Em xin hỏi vấn đề này sẽ phải giải quyết như thế nào? (Hữu Phi - Hà Tĩnh)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Văn Lâm - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Đối với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn theo 02 hướng như sau:

Thứ nhất, nếu Công ty chứng minh được rằng số doanh thu thu về là 60.000đ nhưng thực chất chỉ được hưởng 20.000đ (hoặc không có thỏa thuận khác) thì việc Công ty trả cho bạn 10%/20.00đ = 2.000đ là đúng theo như hợp đồng đã thỏa thuận.

Thứ hai, nếu Công ty không thể chứng minh được rằng doanh thu thực chất chỉ được 20.000đ hoặc có thỏa thuận trong nội dung hợp đồng là doanh thu = 10% đúng giá trị của 1 đơn vị sản phẩm mà giờ Công ty trả lương không đúng theo hợp đồng thì bạn có thể lấy căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật lao động năm 2012.

Điều 37.Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động: “1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây: b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; 2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước: a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này; b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này; c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này. 3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”.

Ngoài ra nếu 2 bên không thể thỏa thuận được thì bạn có thể yêu cầu Hòa giải viên lao động hoặc Tòa án giải quyết theo quy định về tranh chấp lao động cá nhân của luật này.

Điều 201.Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động của hòa giải viên lao động: “1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải: b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải. 3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải. Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành. Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành. Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động. Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản. 4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết”.

Điều 202.Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: “1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. 2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm”.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.