-->

Công ty không ký hợp đồng với người lao động và không đóng BHXH cho người lao động có đúng không?

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Không lập hồ sơ tham gia BHXH cho người lao động...

Hỏi: Tôi muốn hỏi là tôi làm công ty 2 năm rồi nhưng công ty không làm hợp đồng lao động cũng như không đóng bảo hiểm cho tôi và tất cả công nhân đang làm tại công ty. Và khi tôi yêu cầu công ty đóng bảo hiểm thì công ty bắt tôi bỏ tiền ra đóng. Vậy giờ tôi phải làm sao? (Nguyễn Thanh Hùng - Bắc Giang)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Hiện nay theo quy định của pháp luật thì khi anh (chị) làm việc với thời hạn trên 3 tháng thì anh (chị) và công ty phải có hợp đồng lao động bằng văn bản. Việc công ty không ký hĐLĐ bằng văn bản với anh (chị) là vi phạm quy định của pháp luật. Hành vi này thì công ty sẽ bị xử phạt theo nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động: 1. Phạt tiền người sử dụng lao độngkhi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao độngvới người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếucủa hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốncủa Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây: a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồngvới vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồngvới vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồngvới vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên....".
Về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội thì theo quy định thì khi anh (chị) thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thì cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng. Việc công ty yêu cầu anh (chị) đóng toàn bộ là không đúng theo quy định của pháp luật. Anh (chị) có thể tham khảo mức đóng như sau:
Nếu công ty không tham gia bảo hiểm cho người lao động thì bị xử phạt theo Điều 28 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau: "Điều 28. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ... 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểmxã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; ..."
Trong trường hợp này để bảo vệ quyền lợi của mình thì anh (chị) có thể làm đơn hòa giải viên lao động hoặc khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền theo Điều 201, Điều 202 Bộ luật lao động năm 2012: "Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: 1. Hoà giải viên lao động. 2. Toà án nhân dân”. Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động: “1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải: a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải; 3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải. Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành. Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành. Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động. Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản. 4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết”. Điều 202. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: “1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. 2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm".

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.