-->

Công ty có được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi lao động đang nghỉ ốm?

Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn...

Hỏi: Tôi có ký một Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn với công ty của tôi, nay tôi bị tai nạn lao động, đã nghỉ được 05 tháng và đang phải tiếp tục nằm viện điều trị bệnh, Công ty đã đơn phương ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với tôi, vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này thì việc chấm dứt hợp đồng của công ty đối với tôi có đúng với pháp luật không? (Hoàng Mai - Hưng Yên)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 BLLĐ: "Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng".

Trong trường hợp này, thì công ty anh/chị đã tự ý chấm dứt hợp đồng lao động với anh/chị. Theo quy định tại Điều 39 BLLĐ quy định về trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

"1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này.
2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.
4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội".

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 BLLĐ quy định về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động thì: "Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động".

Theo thông tin anh/chị cung cấp cho chúng tôi, thì anh/chị bị tai nạn lao động, đã nghỉ được 05 tháng và đang phải tiếp tục nằm viện điều trị bệnh, thì việc làm của công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với anh/chị là trái với quy định của pháp luật. Vì hợp đồng của anh/chị là Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, do đó để công ty đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động với anh/chị thì cần thỏa mãn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 BLLĐ, tức là khi bạn bị tai nạn lao động thì thời gian điều trị bệnh của bạn điều trị 12 tháng liên tục thì lúc này công ty mới có thể đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động đối với anh/chị.

Trong trường hợp của anh/chị, anh/chị đã điều trị được 05 tháng và công ty đã ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, việc làm đó là trái với pháp luật, do đó theo quy định tại Điều 42 BLLĐ quy định về Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, thì công ty anh/chị sẽ phải có nghĩa vụ sau đây:

"1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước".

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Chi nhánh Tây Hà Nội:Tầng 9, tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  3. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  4. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6198
  5. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].