Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
Hỏi: Công ty em là Công ty TNHH Thương Mại (do tư nhân lập lên) Công ty em năm 2010 có 8 lao động và bên em có thành lập công đoàn tháng 3/2010, nhưng từ năm 2012 đến t10/2015 số lao động bên công ty em giảm còn 5 lao động..Vậy bây giờ bên công ty em không muốn tham gia công đoàn nữa có được không? Và bên công đoàn nói nếu không nộp phí công đoàn thì khi bên em đi lập thang lương bảng lương mới cũng không được và không được đăng ký thỏa ước lao động tập thể cho công ty đúng không? (Nga Hoàng - Bắc Ninh)
Luật gia Hà Thị Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật Công đoàn 2012 quy định:
"Điều 5. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
1. Người lao động là ngườiViệt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2. Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàntheo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam."
Như vậy thành lập công đoàn là quyền của người lao động, trên cơ sở tự nguyện. Doanh nghiệp là người sử dụng lao động khi đủđiềukiệnthìsẽtham gia công đoàn. Về phía người lao động, nếu họ không muốn tham gia công đoàn nữa thì có thể nộp đơn xin ra khỏi công đoàn lên công đoàn cơ sở nơi mình tham gia. Sau đó công đoàn cơ sở sẽ xem xét và ra quyết định đối với việc xin rời khỏi công đoàn.
Về phí công đoàn, Điều 26 về Phí công đoàn của Luật công đoàn 2012 có quy định như sau:
"Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
3. Ngân sáchnhà nước cấp hỗ trợ;
4. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế củaCông đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợcủa tổ chức,cá nhân trongnướcvànướcngoài."
Như vậy dù có hay không có công đoàn cơ sở thì doanh nghiệp bắt buộc phải đóng kinh phí công đoàn. Tuy nhiên hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc trước khi lập thang lương bảng lương hay đăng ký thỏa ước lao động tập thể cần phải có căn cứ chứng minh doanh nghiệp đã đóng kinh phí công đoàn. Pháp luật chỉ quy định hình thức xử lý khi chậm đóng phí công đoàn, điều này được quy định tại Điều 24c Nghị định 88/2015/NĐ-CP:
Điều 24c. Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn
1.Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a)Chậm đóng kinh phí công đoàn;
b)Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;
c)Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
2.Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
3.Biện pháp khắc phục hậu quả:
Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận