Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
Hỏi: Ba của tôi mất đột ngột không để lại di chúc. Công ty nới ba của tôi làm việc yêu cầu tôi phải làm tờ giấy thừa kế mới chi trả các khoản thu nhập từ ba. Ba mẹ của tôi ly hôn trước khi ba mất. Ông bà nội đã mất trước khi ba mất. Ba mẹ chỉ có mình tôi là con. Khi em ra ủy ban xã (tại Long Xuyên - An Giang) làm tờ giấy thừa kế, cán bộ tư pháp yêu cầu tôi phải điền tên mẹ vào phần nhận di sản thừa kế. Bây giờ, Công ty lại yêu cầu có giấy uỷ quyền từ mẹ cho tôi. Mẹ hiện đang làm việc tại TP. HCM, không về làm giấy uỷ quyền được.
Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có thể làm giấy uỷ quyền tại TP.HCM nơi tôi và mẹ đang làm việc được không? (Bùi Thị Uyên - An Giang)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Hoàng Việt Dũng - Tổ tư vấn pháp luật hành chính của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Khi không để lại di chúc thì di sản thừa kế của bố của anh (chị) sẽ chia theo pháp luật. Cụ thể, Điều 675 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Những trường hợp thừa kế theo pháp luật: 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc". Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về những người thừa kế theo pháp luật: "1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;..".
Mẹ của anh (chị) đã ly hôn trước khi bố anh (chị) mất nên không còn tư cách thừa kế theo pháp luật. Nhưng thu nhập của bố anh (chị) mà công ty trả có thể bao gồm cả thu nhập trong thời kỳ hôn nhân khi cha mẹ anh (chị) còn quan hệ hôn nhân. Nên trong di sản thừa kế đó vẫn có cả tài sản chung của cha mẹ anh (chị) chưa chia. Do đó Ủy ban nhân dân xã sẽ yêu cầu anh (chị) điền tên mẹ anh (chị) vào. Nếu mẹ anh (chị) không thể về được để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế, mẹ anh (chị) cần phải lập hợp đồng ủy quyền cho anh (chị) để anh (chị) thực hiện thủ tục này.
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản. Hợp đồng ủy quyền này mẹ của anh (chị) và anh (chị) có thể công chứng tại bất kỳ văn phòng công chứng nào theo Điều 55 Luật Công chứng: "1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia. 2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồngủy quyền".
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận