Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau tối đa là 15 ngày, theo đó thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Hỏi: Tôi là nữ năm nay 37 tuổi, là một bà mẹ đơn thân, tôi đang sinh sống và làm việc tại một công ty tại Thanh Hóa, đã được 12 năm nay, con tôi năm nay 3 tuổi, ngày làm việc của tôi khá bận, hiện nay cháu nhà tôi bị ốm và phải nằm viện điều trị. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có được công ty tôi làm việc cho nghỉ thời gian chăm sóc con không? và khi tôi nghỉ thì mức hưởng tiền lương của tôi như thế nào? (Nguyễn Thu - Thanh Hóa)
Thời gian nghỉ và mức hưởng tiền lương khi mẹ nghỉ chăm sóc con?
Do chị là lao động nữ và có thời gian làm việc tại một Công ty tại Kiên Giang, hiện tại đã được 12 năm và hiện nay chị đang phải chăm sóc cho con của chị (cháu của chị hiện là 3 tuổi), theo như thông tin mà chị đã cung cấp cho chúng tôi, thì chị sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật BHXH.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật BHXH về Điều kiện hưởng chế độ ốm đau: " Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”
"1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần".
" 1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày".
Căn cứ theo các quy định của pháp luật, thì con chị phải dưới 7 tuổi (hiện tại con của chị là 3 tuổi ) và chị phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Trong trường hợp này của chị thì con của chị là 3 tuổi (thỏa mãn điều kiện), tuy nhiên chúng tôi không biết rằng chị đã có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cụ thể là nơi cháu nhà chị nằm viện điều trị hay chưa?), nên nếu như chị không có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh và chữa bệnh thì chị sẽ không có thời gian nghĩ để chăm sóc con của chị ốm, trường hợp chị xin được giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì chị sẽ được nghĩ theo chế độ ốm đau (thỏa mãn điều kiện tại khoản 2 Điều 25 Luật BHXH), với chế độ ốm đau chị sẽ được:
- Thời gian nghĩ hưởng chế độ ốm đau: Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau tối đa là 15 ngày, theo đó thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
- Mức hưởng chế độ ốm đau: mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc và mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư,
Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa
chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà
Nội
- Chi
nhánh Tây Hà Nội:Tầng 9, tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà,
Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn
phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà
Nội
- Điện
thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6198
- E-mail:[email protected],
hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận