Di chúc miệng được quy định tại khoản 4 Điều 652 của Bộ luật Dân sự năm 2005
Hỏi: Ông Cố tôi có ba người con gái. Trong đó có hai người còn sống và một người con gái đã chết (tức bà ngoại tôi và là mẹ ruột của mẹ tôi). Chính vì vậy, mẹ tôi là người duy nhất thừa hưởng phần tải sản của bà ngoại tôi.Nghĩa là mẹ tôi được chia đều như hai người con ruột của ông cố tôi. Và bằng chứng rành rành là hễ chỗ nào có đất của ông cố đều được đóng cọc thành ba nghĩa là chia cho ba người đồng đều. Nhưng vì lúc ông cố tôi qua đời chỉ để lại di chúc bằng miệng không bằng một văn bản cụ thể nào, Chính vì vậy hai người người con của ông cố đã sửa đổi lại, mặc dù lúc đó có nhân chứng nhưng họ đều “thuộc phe” của hai người kia. Như vậy cho tôi được hỏi, Nếu như xảy ra tranh chấp thì phần thắng của mẹ tôi là bao nhiêu phần trăm?Mặc dù ông cố tôi mất cách đây 10 năm rồi, sau khi ông cố tôi mất thì người ta tiến hành đo đạc để đóng cọc. Nhưng cái tôi thắc mắc là với khoảng thời gian như vậy thì đã có sổ bàn khoán chưa (tức người chủ đứng tên?)Về mặt pháp lý, nếu đất đai đã được chia đều cho từng người, nhưng nếu như người này lên chánh quyền để sửa lại di nguyện của ông cố tôi thì có được không? Tôi nghĩ là không được nhưng người ta có quan hệ rộng, quen biết và có mối quan hệ rất thân thiết với chính quyền. Như vậy chuyện người ta cố tình sửa chữa có thể xảy ra hay không? Và chuyện sửa đổi đó có vi phạm pháp luật không? (Minh Hải - Thái Bình)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Thứ nhất: Vấn đề ngườy định về thừa kế thế vị tại Điều 677 BLDS năm 2005 thì “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống”.
Do vậy, nếu bà ngoại của bạn chết cùng lúc hoặc chết trước thời điểm ông cố của bạn chết thì mẹ của bạn là người thừa kế thế vị và mẹ của bạn được hưởng phần di sản mà ông cố của bạn để lại cho bà ngoại bạn. Và việc phân chia di sản theo di chúc được thực hiện theo ý chí của ông cố – tức là được chia đều (theo như thông tin bạn cung cấp), mẹ bạn sẽ được hưởng 1/3 di sản do cụ bạn để lại.
Thứ hai: Bản di chúc bằng miệng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 649 BLDS năm 2005 “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng’. Tuy nhiên, di chúc bằng miệng được công nhận là hợp pháp khi thỏa mãn các điều kiện được quy định tại khoản 5 Điều 652 BLDS năm 2005 : “Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”. Do vậy,di chúc của ông cố bạn để lại nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên thì mới được công nhận là hợp pháp.
Và nếu bản di chúc là hợp pháp thì không ai được sửa đổi vì bản chất của di chúc là “sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”- trích Điều 646 BLDS năm 2005. Việc hai người con của ông cố bạn cố ý sửa đổi di nguyện của ông cố sẽ là hành vi vi phạm pháp luật.
Do bạn không cung cấp thông tin rõ về thời điểm bà ngoại bạn chết và đặc điểm của bản di chúc nên tôi hướng dẫn bạn cách giải quyết như trên.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận