Slogan (khẩu hiệu) là phần “tinh tuý” không thể thiếu trong một mẩu quảng cáo. Để có một câu slogan hay, nhà sản xuất hoặc nhà quảng cáo đã phải đầu tư rất nhiều trí tuệ lẫn tiền bạc.
Hỏi: Trong cấu thành một thương hiệu hoặc nhãn hiệu có những slogan rất ấn tượng. Nhiều slogan đã trở lên quen thuộc, tạo dấu ấn riêng cho doanh nghiệp. Đề nghị Luật sư tư vấn, có thể đăng ký bảo hộ slogan như là một thương hiệu không? (Kim Cương - Thanh Hóa) Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ Công ty Luật TNHH Everst - trả lời:
Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ quy định nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác” (Điều 72).
Thương hiệu (brands) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Nói đến thương hiệu là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Nhãn hiệu (phần xác) là một sự thể hiện của thương hiệu (phần hồn). Doanh nghiệp chỉ có một thương hiệu nhưng có thể có nhiều nhãn hiệu.
Slogan có trong cấu thành một nhãn hiệu, thương hiệu có thể được bảo hộ dưới dạng thương hiệu, nhãn hiệu nếu yếu tố này đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ (Điều 72 ở trên). Đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ được hiểu là khi slogan có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau. Slogan không mô tả hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Slogan (khẩu hiệu) là phần “tinh tuý” không thể thiếu trong một mẩu quảng cáo. Để có một câu slogan hay, nhà sản xuất hoặc nhà quảng cáo đã phải đầu tư rất nhiều trí tuệ lẫn tiền bạc. Chính vì vậy, những câu slogan ăn khách càng dễ trở thành đối tượng bị “chôm chỉa”...Sáng tạo ra một slogan hay và ý nghĩ có lợi cho việc tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp. Nếu slogan được bảo hộ dưới dạng thương hiệu, nhãn hiệu, chủ sở hữu có thể độc quyền sử dụng slogan trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn.
Một số slogan quen thuộc đã được cấp bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu hàng hoá như “Khơi nguồn cảm hứng sáng tạo mới” và “Khơi nguồn sáng tạo” (Cà phê Trung Nguyên), “Viết nên cuộc sống” (Bút bi Thiên Long), “1.000 năm sau hoa sen vẫn nở” (Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm)... Như vậy, nếu slogan đáp ứng được tiêu chuẩn bảo hộ của nhãn hiệu thì slogan có thể được đăng ký bảo hộ như là một thương hiệu.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận