Để rút BHXH một lần, người lao động càn phải chốt sổ BHXH.
Hỏi: Thời gian đi làm và đóng BHXH: 10/2012 - 12/2012. Công ty A; 4/2013 - 2/2014. Công ty B; 3/2014 - nay 7/2015: Công ty C không đóng BHXH. Vậy:
2. Mình kiện Công ty C ra tòa vì không đóng BHXH được không? Có cần chuẩn bị giấy tờ gì không? (Nguyễn Hường - Phú Thọ)
Theo như thông tin bạn cung cấp thì hiện nay Công ty C nơi bạn làm việc đang nợ tiền BHXH, do đó việc chốt sổ BHXH sẽ rất khó khăn trong trường hợp này. Vì vậy, việc hưởng chế đọ BHXH 1 lần cũng rất khó khăn trong trường hợp này. Quy định về điều kiện hưởng chế độ BHXH 1 lần như sau:
Điều 55 – Luật bảo hiểm xã hội 2006. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
"1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
d) Ra nước ngoài để định cư.
2. Người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu".
Hồ sơ hưởng chế độ BHXH 1 lần gồm:
- Đơn xin hưởng chế độ BHXH 1 lần.
- Sổ BHXH đã chốt.
- Quyết định thôi việc tại công ty cũ hoặc bản sao hợp đồng lao động hết hạn.
Căn cứ vào các quy định trên, để rút được BHXH 1 lần bạn phải chốt được sổ BHXH. Khi rút BHXH 1 lần, nếu đi làm ở công ty mới thì thời gian đóng BHXH của bạn sẽ phải tính lại từ đầu.
Hiện nay, bạn cần làm đơn yêu cầu gửi lên ban giám đốc Công ty C yêu cầu họ làm công văn gửi BHXH cam kết đóng BHXH còn nợ và xin ưu tiên đóng bù phần BHXH còn thiếu cho bạn trước theo quy định tại Công văn 2266/BHXH-BT:
"2. Việc thu và ghi, xác nhận sổ BHXH của người lao động trong doanh nghiệp nợ tiền BHXH theo quy định tại Tiết đ, Khoản 1, Điều 62 Quy định kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH trong một số trường hợp:
b) Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ BHXH, BHYT, nếu giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan BHXH cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước BHXH, BHYT đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH, thì giám đốc BHXH tỉnh xem xét, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết".
Nếu như trong trường hợp công ty không làm công văn và kiên quyết không đóng thì bạn yêu cầu công ty trả lời rõ ràng bằng văn bản về việc không đóng BHXH đồng thời làm đơn gửi phòng lao động thương binh xã hội quận/huyện nơi công ty có trụ sở yêu cầu họ giải quyết tranh chấp này.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận