Nếu chồng bạn được triệu tập đến lần thứ hai mà không có lý do chính đáng thì tòa án sẽ tiến hành xét xử ly hôn vắng mặt chồng
Hỏi: Trong thời gian chung sống, vợ chồng em có quá nhiều mâu thuẫn cho đến ngày 15/11/2014 chúng em quyết định ly thân cho đến nay trong thời gian nay em đã tìm đến nhiều tòa án để giải quyêt thủ tục ly hôn vì cảm thấy em không thể sống cùng người đàn ông này đc nữa. Ban đầu em tim đến tòa án nhân dân Biên Hòa để giải quyết vì đây là nơi mà cả hai cư trú nhưng khi đóng phí án xong chồng e lại thay đổi chỗ ở một cách chóng mặt để cho e k thể nào giải quyết giấy tờ đc vì tòa án k gửi giấy báo về đc. Đành phải rút đơn... Em tìm về quê nơi Em đăng kí kết hôn, để gửi về tòa giấy đơn phương xin ly hôn thì tòa án không nhận vì em và chồng em là người khác địa phương nếu muốn đơn phương ly hôn thì chồng em phải là người khởi kiện tại quê em. Em xin hỏi làm cách nào để giải quyết thủ tục ly hôn giấy tờ một cách đơn giản mà không cần sự có mặt của chồng em? (Nguyễn Tuyền - Đồng Tháp)
Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ: "1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản".
Điều 199 BLTTDS quy định sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: "1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:a) Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;c) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập có người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ".
Trong trường hợp của bạn thì bạn phải nộp đơn nơi bị đơn cư trú, làm việc( tức là nơi cư trú, làm việc của chồng bạn hiện tại) và trong trường hợp của bạn là đơn phương ly hôn nhưng nếu bạn thỏa thuận được với chồng bạn về việc chọn tòa án nơi nguyên đơn cư trú để giải quyết thì tòa nơi bạn đang cư trú làm việc sẽ giải quyết cho bạn. Về vấn đề thứ hai mà bạn muốn hỏi là làm cách nào để giải quyết thủ tục đơn giản mà không có mặt chồng bạn tại quê nhà thì vấn đề này thì nếu bạn cư trú, làm việc ở quê nhà và bạn thỏa thuận được với chồng chị về việc chọn tòa nơi nguyên đơn cư trú, làm việc theo như điểm b khoản 1 điều 35 bộ luật tố tụng dân sự quy định thì có thể thực hiện được việc tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc giải quyết. Và vấn đề mà bạn muốn xét xử vắng mặt của chồng thì đây là vấn đề pháp luật đã quy định về việc bị đơn phải có mặt tại phiên tòa xét xử nhưng theo quy định tại điều 199 bộ luật tố tụng dân sự thì nếu chồng bạn được triệu tập đến lần thứ hai mà không có lý do chính đáng thì tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận