-->

Có được hưởng BHYT khi bị tai nạn lao động?

Khám bệnh, chữa bệnh đối với tai nạn lao động sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế và vẫn được hưởng nhận tiền lương trong thời gian nghỉ điều trị.

Hỏi: Tôi bị tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển hàng hóa của công ty và phải điều trị tại bệnh viện 3 tháng. Đề nghị Luật sư tư vấn, trường hợp của tôi có được coi là tai nạn lao động không? Tôi có được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để đi khám chữa bệnh và có được nhận tiền lương trong thời gian nghỉ điều trị không? (Hoàng Thủy - Hà Nội).

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thu Thủy - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 1 Điều 142 Luật Bảo hiểm y tế năm 2014:

“Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế: 9. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thảm họa” (khoản 9 Điều 23).

Bộ luật Lao động năm 2012:

“Tai nạn lao động: 1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc”

Khoản 2 Điều 144 Luật bảo hiểm xã hội quy định:

“Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị”

Như vậy, căn cứ theo khoản 1 Điều 142 Bộ luật Lao động năm 2012, trường hợp của anh (chị) bị tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển hàng hóa của công ty có được coi là tai nạn lao động. Tuy nhiên, anh (chị) sẽ không được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh vì nó thuộc vào trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật (khoản 9 Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế năm 2014). Anh (chị) vẫn được hưởng nhận tiền lương trong thời gian nghỉ điều trị (khoản 2 Điều 144 Bộ luật Lao động năm 2012).

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.