-->

Chuyển nhượng công ty trách nhiệm hữu hạn khi chủ sở hữu phải chấp hành bản án ?

Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Hỏi: Vợ chồng bạn tôi có thành lập công ty Trách nhiệm hữu hạn, nhưng sau khi đi vào hoạt động được mấy tháng thì chồng của bạn tôi dính vào vụ án hình sự và phải thi hành bản án, nay được 2 năm. Hiện nay công ty đó do bạn tôi quản lý duy trì và trả lãi đầy đủ cho ngân hàng nhưng vì làm ăn khó khăn bạn tôi không làm được nữa mà muốn chuyển nhượng cho người khác. Nhưngbạn tôi lại không phải là người đại diện pháp luật theo Giấy phép kinh doanh (chồng của bạn tôi hiện giờ vẫn đang thi hành án) do vậy nếu muốn chuyển nhượng công ty cho người khác thì chồng của bạn tôi có được ủy quyền cho người khác không khi mà đang phải thi hành án? (Hà Linh - Hà Nội)

 >>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Về vấn đề người đại diện theo pháp luật trong công ty TNHH điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về vấn đề này như sau:

"Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;

b) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

6. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

7. Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án".

Như vậy, theo quy định trên thì công tybạn của bạnlà công ty Trách nhiệm hữu hạn nên sẽ có thể có hơn 1 người đại diện theo pháp luật. Nhưng do công ty của bạn bạn chỉ có một người đại diện là chồng của bạn bạn, hơn nữa, theo thông tin của bạn cung cấp thì không rõ công ty của bạn bạn là công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên nên:
+ Nếu như công ty của bạnbạn là công ty TNHH 2 thành viên thì theo như quy định ở trên tại khoản 6 điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 thì khi người đại diện theo pháp luật của công ty bị kết án tù thì thành viên còn lại trong công ty sẽ đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty. Và khi đó, vợ của người đại diện theo pháp luật sẽ có thể là người đại diện theo pháp luật cho công ty nếu như người vợ là thành viên trong công ty, còn nếu người vợ không phải là thành viên trong công ty thì thành viên còn lại trong công ty sẽ thay thế người chồng làm người đại diện theo pháp luật cho công ty
+ Nếu như công ty của bạnbạn là công ty TNHH 1 thành viên có thể ủy quyền cho người khác là người đại diện theo pháp luật của công ty trong thời gian người đại diện theo pháp luật thực hiện hình phạt tù. Tuy nhiên, người được ủy quyền sẽ phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của điều 143Bộ luật dân sự năm2005 như sau:

"Điều143.Người đại diện theo uỷ quyền

1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện".

Như vậy, nếu như người vợ đáp ứng đầy đủ điều kiện trên thì sẽ có thể được là người đại diện theo ủy quyền trong công ty do người chồng ủy quyền. Vì vậy, trường hợp này, người vợ có thể yêu cầu chồng mình viết văn bản ủy quyền cho vợ làm người đại diện theo pháp luật, và yêu cầu công chứng viên đến tận nơi tạm giam, tạm giữ chồng bạn của bạn để công chứng.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.