Luật sư tư vấn của Công ty Luật TNHH Everest về ly hôn...
Hỏi:Chị gái em đã kêt hôn và đã có con chung là 10 tháng tuổi, nhưng dạo gần đây do mâu thuẫn gia đình khá sâu sắc nên không thể chung sống cùng nhau nên chị gái em đã đưa cháu nhỏ về nhà ngoại chăm sóc. Gia đình nhà chồng chị ấy liên tục đòi giành lấy cháu về nuôi, gần đây nhất là chiều hôm qua gia đình anh ta đã tổ chức rất nhiều người lên gây gổ với các thành viên trong gia đình em và đã giành được cháu bé và bỏ chạy. Chị gái em cũng đã làm thủ tục xin ly hôn đơn phương nhưng do thời gian chờ đợi khá lâu khoảng 4-6 tháng mà cháu nhỏ còn đang trong thời gian bú mẹ nên gia đình không yên tâm khi để cháu xa mẹ. Chị gái em không dám về dưới nhà chồng vì sợ lại bị đánh dập như trước, nên em muốn anh chị trong diễn đàn tư vấn giúp em làm sao hiện tại đón được cháu về với mẹ của cháu và phải nhờ tới những tổ chức nào để có thể can thiệp vào vụ việc này cho cháu vè với mẹ trong thời gian chờ tòa án giải quyết ly hôn? (Thanh Hà - Hà Nội)
Trong trường hợp có căn cứ cho rằng gia đình chồng ngược đãi cháu bé, chị bạn có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Khoản 1 Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) là "Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục”. Theo quy định tại tiểu mục 1.2 mục 1 Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định tại Chương VIII"Các biện pháp khẩn cấp tạm thời" của Bộ luật tố tụng dân sự:“1.2. Chỉ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây, cá nhân, cơ quan, tổ chức được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 mục 1 này mới có quyền yêu cầu Toà án áp dụng một hoặc nhiều BPKCTT quy định tại Điều 102 của BLTTDS:a. Để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Toà án giải quyết và cần phải được giải quyết ngay, nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm... của đương sự”.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận