Chồng trả lại đất đã được tặng cho trước đó cho bố mẹ có được không?

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng

Hỏi: Cha mẹ chồng tôi có tài sản là 01 ngôi nhà (Ông bà có 5 người con cả trai lẫn gái). Năm 1992 Ông bà thống nhất đến Phòng Công chứng nhà nước để Công chứng chứng thực việc cho ngôi nhà trên cho 2 vợ chồng tôi. Tại Phòng công chứng nhà nước, Công chứng viên đã lập Hợp đồng cho tài sản. Bên cho tài sản có tên và chữ ký đầy đủ của cha mẹ chồng tôi. Còn tên nhận tài sản có đầy đủ tên của 2 vợ chồng tôi nhưng chỉ có Chồng tôi ký nhận không có chữ ký của tôi (Khi đó Công chứng viên nói tôi không cần. Từ đó đến nay ngôi nhà này vẫn do Cha mẹ chồng tôi ở và sử dụng, Vợ chồng tôi cũng chưa sang tên trước bạ ngôi nhà này. Đến năm 2013 Cha mẹ chồng tôi đổi ý định không cho ngôi nhà này. Ông bà yêu cầu Chồng tôi trả lại tài sản. Cũng tại phòng công chứng nhà nước, Công chứng viên đã lập hợp đồng hủy hợp đồng cho nhà năm 1992 của Cha mẹ chồng và vợ chồng tôi. Tại Hợp đồng hủy hợp đồng cho nhà năm 1992 (Bên nhận lại tài sản) cũng có tên và chữ ký đầy đủ của Cha mẹ chồng tôi còn (Bên trả lại tài sản) cũng chỉ có chữ ký của Chồng tôi. Việc chứng thực trả lại tài sản của Chồng tôi tôi không được hay biết. Trong khi vợ chồng tôi kết hôn trước khi Cha mẹ chồng tôi cho tài sản và có Giấy đăng ký kết hôn của Chính quyền địa phương. Vậy cho tôi hỏi: Việc chứng thực trả lại tài sản của Phòng Công chứng nhà nước chứng thực cho Chồng tôi trả lại tài sản cho Cha mẹ chồng tôi như nói ở trên có hợp pháp hay không trong khi tôi không được hay biết và không ký tên trong bản hợp đồng hủy hợp đồng cho tài sản này và tôi cũng không đồng ý với quyết định trả tài sản của Chồng tôi? (Hoài Hương - Hà Nội)
.

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Chu Hoàng Hải - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân gia đình:
"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng."

Theo đó tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung trong thời kì hôn nhân sẽ là tài sản chung của vợ chồng đồng thời trong hợp đồng tặng cho bạn nêu cũng đã có điều khoản nêu rõ là cho hai vợ chồng nên đây được xác định là tài sản chung của vợ chồng bạn mỗi người sẽ có phần quyền như nhau, việc chỉ chồng bạn kí tên trên hợp đồng có nghĩa đại diện kí tên chứ không làm mất đi giá trị hiệu lực về việc tặng cho chung này. Hợp đồng tặng cho này đã có hiệu lực pháp lý và việc sang tên quyền sử dụng đất là thủ tục cuối cùng để hai vợ chồng bạn được quyền xác lập các giao dịch dân sự hợp pháp về mặt hình thức với phần đất này.

Như vậy việc chồng bạn trả lại tài sản tặng cho này cần có sự đồng ý của bạn, hợp đồng lúc này cần có chữ kí của bạn nên việc chồng bạn tự xác lập giao dịch trả lại tài sản chung cho bố mẹ mà chưa có sự đồng ý của bạn là chưa hợp pháp bởi bạn cũng có quyền trong phần tài sản này.


Khuyến nghị:

1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.