-->

Chồng muốn đơn phương ly hôn nhưng vợ không đồng ý, phải làm sao?

Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:"1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn".

Hỏi: Vợ chồng tôi ly thân hai năm nay nhưng vẫn sống chung một nhà.Chúng tôi đã từng ly hôn một lần, xong vì thương 2 con nhỏ (tôi được 2 cháu trai, đứa lớn 14 tuổi và đứa nhỏ 9 tuổi) nên quay lại với nhau. Tuy nhiên, từ khi quay lại, chúng tôi sống không hạnh phúc và thường xảy ra cãi vã. Tôi là người theo đạo Phật còn vợ tôi thì không. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chúng tôi sống bất hòa. Cả hai chúng tôi đều bị áp lực bởi cuộc sống không còn tình cảm. Tôi đã làm đơn ly hôn nhưng cô ấy không chịu ký vì cô ấy không muốn cho tôi có thể đi lấy vợ khác dù tôi không hề có ai. Sống chung với cô ấy tôi bị áp lực và ảnh hưởng đến tinh thần nên tôi chán nản và không thiết tha gì tới làm việc. Nay tôi muốn đơn phương ly hôn mà cô ấy không chịu kí đơn thì tòa có giải quyết không? Tôi phải làm gì để được ly hôn? (Nguyễn Tâm - Thái Bình)

 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phan Thùy Dung - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:"1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn".

Điều 56 Luật HN&GĐ quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên: "1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được".

Khi đơn phương ly hôn thì Tòa án sẽ căn cứ vào tình trạng hôn nhân thực tế của vợ chồngđể ra phán quyết theo quy định.Do vậy, khi đơn phương ly hôn bạn không cần phải có sự đồng ý của vợ bạn để có thể nộp hồ sơ ly hôn tại cơ quan Tòa án.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.