-->

Cho con uống rượu, có phạm tội không?

Ông A (40 tuổi là người dân tộc) cha của cháu H mua rượu về uống, vì không có ai uống cùng nên ông A ép cháu H cùng uống với mình khoảng 12 chén, cháu H mệt nên được ông A đưa vào phòng nằm nghỉ...

Hỏi: Ông A (40 tuổi là người dân tộc) cha của cháu H mua rượu về uống, vì không có ai uống cùng nên ông A ép cháu H cùng uống với mình khoảng 12 chén, cháu H mệt nên được ông A đưa vào phòng nằm nghỉ. Một lát sau, cháu H sủi bọt mép, ông A và người thân vội đưa cháu H ra trạm xá gần nhà cấp cứu và sau đó chuyển lên bệnh viện, trên đường đi H đã không qua khỏi. Theo kết quả giám định pháp y thì cháu H chết vì ngộ độc rượu. Đề nghị luật sư tư vấn trong trường hợp này ông A có phạm tội không? (Nguyễn Diệu - Hà Nội)

c

>>> Luật sưtư vấn pháp luậtqua tổng đài (24/7) gọi: 19006198

Luật gia Lương Thị Anh Thư – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Về chủ thể: ông A 40 tuổi, như vậy đã là người có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, căn cứ theo điều 12 của Bộ luật Hình sự hiện hành.

Về mặt khách quan: người phạm tội A có những hành vi tương tự hành vi của tội giết người; hậu quả xảy ra, là làm cháu H chết; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả cũng tương tự như đối với giết người. Hành vi ép cháu H uống rượu đã dẫn tới cái chết của cháu (bị ngộ độc rượu).

Về mặt chủ quan: đây là lỗi vô ý vì quá tự tin. Bộ luật Hình sự không có quy định cụ thể về lỗi vô ý do quá tự tin. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự quy định về vô ý phạm tội, có thể hiểu lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả đó vẫn xảy ra. Ông A biết hành vi ép cháu H uống rượu là hành vi không đúng, có thể gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn làm vì nghĩ rằng sẽ không có hậu quả gì xảy ra hoặc có xảy ra thì ông vẫn có khả năng khắc phục.

Về khách thể:là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người đối tượng tác động của tội phạm là con người. Hành vi của ông A đã xâm phạm tới quyền sống của cháu H.

Như vậy, từ những căn cứ trên, có thể kết luận ông A phạm tội vô ý làm chết người theo quy định tại điều 98 của Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.