-->

Chia và tách doanh nghiệp khác nhau như thế nào?

Giữa hai hình thức chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp, mỗi một hình thức lại có những ưu điểm riêng và được quy định cụ thể tại các Điều 192 và Điều 193 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp đều là thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp và các công ty sau khi chia và tách vẫn liên đới chịu trách nhiệm của công ty trước khi chia và tách. Tuy nhiên, giữa chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp có sự khác nhau cơ bản như sau:
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ theo quy định tại các Điều 192, Điều 193 Luật Doanh nghiệp năm 2014, thì chia công tytách công ty có những điểm khác nhau, như sau:

Tiêu
chí
Chia doanh nghiệp
Tách doanh nghiệp
Luật điều chỉnhĐiều 192 Luật Doanh nghiệp năm 2014
Điều 193 Luật Doanh nghiệp năm 2014
Đối tượng chia, táchChia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty
Chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có
Mục đíchThành lập hai hoặc nhiều công ty mới
Thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới
Sự tồn tại của công ty bị chia, táchCông ty bị chia chấm dứt sự tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Công ty bị tách không chấm dứt sự tồn tại sau khi chia
Trách nhiệm sau khi chia, táchCác công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khác hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này
Công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác

Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Theo bảng so sánh ở trên đây, mỗi một hình thức chia doanh nghiệp hoặc tách doanh nghiệp lại có những ưu điểm, nhược điểm riêng nhằm mục đích chung là nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, công ty của anh (chị) có thể cân nhắc giữa hai hình thức chia hoặc tách doanh nghiệp xem hình thức nào phù hợp với tình hình thực tiễn và mong muốn của các thành viên trong công ty để đưa ra lựa chọn.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương - Luật sư của Công ty Luật TNHH Everest


    Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

    1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật1900 6198, E-mail:[email protected].