Người mất không để lại di chúc thì di sản của người mất để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật
Hỏi: Cha tôi sinh ra và lớn lên tại tỉnh X. Năm 1987 cha tôi sang tỉnh Y công tác và nhập hộ khẩu tại tỉnh Y cho đến nay. Năm 1990 cha tôi đăng ký kết hôn với mẹ tôi tại tỉnh X và thường xuyên qua lại giữa 2 tỉnh. Nay cha tôi mất để lại các tài sản sau (không có di chúc): quyền sử dụng mảnh đất A tại tỉnh X đứng tên mẹ tôi được mua bằng tiền chung, quyền sử dụng mảnh đất B tại tỉnh X đứng tên cha tôi được mua bằng tiền chung, quyền sử dụng mảnh đất C tại tỉnh X đứng tên cha tôi được mua bằng tiền chung nhưng bà nội tôi giữ và sử dụng mảnh đất đó. Các người thừa kế bao gồm: mẹ tôi (60 tuổi), bà nội (92 tuổi), tôi (30 tuổi) và em tôi (25 tuổi). Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi phải làm văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế hay thủ thục khai nhận tài sản thừa kế và làm tại đâu (tỉnh X hay tỉnh Y)? Nếu tôi làm tại tỉnh X thì văn bản có giá trị hay không? Và thời hạn hiệu lực của các văn bản nói trên? (Phạm Thị Phương- Hưng Yên)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Hồng Phúc - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 675 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như sau: "Hồ sơ khai nhận thừa kế bao gồm: Giấy tờ chứng minh tài sản của người để lại di sản thừa kế; Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế; Giấy tờ cá nhân của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất; Bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi (sổ hộ khẩu, CMND), nếu đã chết thì phải có giấy chứng tử hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận đã chết trước thời điểm người để lại di sản thừa kế chết; Con đẻ, con nuôi (sổ hộ khẩu, CMND, giấy khai sinh); Sơ yếu lý lịch của 1 người nói trên có xác nhận của chính quyền địa phương; Thời gian niêm yết công khai là 30 ngày, nếu không có khiếu nại gì thì sẽ tiến hành phân chia thừa kế theo di chúc hoặc phân chia thừa kế theo quy định của pháp luật".
Điều 42 Luật Công chứng năm 2014 quy định như sau: "Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản".
Do bố của anh (chị) mất không để lại di chúc nên di sản của bố anh (chị) để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Di sản của bố anh (chị) có tài sản là quyền sử dụng đất, do đó anh (chị) cần phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng theo quy định nêu trên. Vấn đề thẩm quyền công chứng về bất động sản chỉ phụ thuộc vào bất động sản đó nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố nào chứ không phụ thuộc vào nơi cư trú cuối cùng của người mất. Nơi cư trú cuối cùng của người mất chỉ có ý nghĩa khi thực hiện thủ tục niêm yết thông báo về việc khai nhận di sản thừa kế (đây là một thủ tục quan trọng khi công chứng văn bản khai nhận/văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nhằm: xác định đúng di sản là tài sản thuộc sở hữu/sử dụng của người để lại di sản, xác định người thừa kế…). Trong trường hợp của anh (chị) thì anh (chị) cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại tỉnh X, nơi có bất động sản bố anh (chị) để lại. Sau khi đã được công chứng, văn bản khai nhận/phân chia di sản thừa kế sẽ có hiệu lực pháp luật không thời hạn.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận