Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.
Hỏi: Bố mẹ tôi đã ly thân 02 năm, nhưng chưa ly hôn. Mẹ tôi đứng tên chủ hộ trong hộ khẩu gia đình. Vừa rồi mẹ tôi có bán 3 sào đất nông nghiệp được 90 triệu đồng không hỏi ý kiến bố tôi. Nhà tôi chưa có sổ đỏ, nay bố tôi làm đơn kiện mẹ tôi. Vậy cho tôi hỏi, mẹ tôi bán đất như vậy là đúng hay sai, nếu tòa xử thì số tiền đó sẽ chia ra sao? (Vũ Minh Phúc - Hòa Bình)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Minh Châu - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đìnhcủa Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Trước hết, cần xác định 3 sào đất nông nghiệp này là đất giao cho hộ gia đình hay đất là tài sản chung của vợ chồng.
Trường hợp 1: 3 sào đất nông nghiệp là đất cấp cho hộ gia đình.Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như sau: Điều 108 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ”.Như vậy, đất được cấp cho hộ gia đình thì thuộc quyền sở hữu chung của tất cả mọi thành viên trong hộ gia đình. Việc xác định những người có quyền đối với quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình được căn cứ vào sổ hộ khẩu tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Tại Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình: “1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý”.Như vậy, nếu 3 sào đất này được xác định là đất của hộ gia đình thì các thành viên trong gia đình (có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm được Nhà nước giao đất) sẽ có quyền ngang nhau với diện tích đất này. Và số tiền có được từ chuyển nhượng đất, nếu không có thỏa thuận khác thì sẽ phải chia đều cho các thành viên trong gia đình.
Trường hợp 2: 3 sào đất là tài sản chung của vợ chồng:“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng…” (Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).
Như vậy, nếu 3 sào đất này được hình thành trong thời kỳ hôn nhân (trừ trường hợp mẹ anh (chị) được tặng cho riêng, thừa kế riêng hoặc có thỏa thuận khác) thì sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Theo đó, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có sự đồng ý của cả 2 vợ chồng.
Về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, do vậy, bố anh (chị) sẽ được hưởng ½ số tiền có được từ chuyển nhượng đất.
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận