-->

Chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn

Luật sư tư vấn trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn...

Hỏi:Tôi và chồng đang chuẩn bị li hôn. Tài sản chung có căn nhà chúng tôi đang ở và 1 mảnh đất ở quê. Đất ở quê được xã chia cho tôi chồng tôi và con gái đầu. Thu nhập của cả gia đình là quán ăn tại nhà. Chúng tôi có 03 con. Chồng tôi có bị đi tù gần năm. Trong thời gian đó tôi và các con có trả nợ ngân hàng được ít. Sau khi ra tù chồng tôi bán đất ở quê và tự ý lấy toàn bộ số tiền đó để làm ăn nhưng thất bại. Sau đó chồng tôi không sống ở nhà nữa. Các khoản lãi phải trả sinh hoạt phí và tiền nuôi con do tôi lo hết. Giờ chồng tôi đòi li hôn và yêu cầu chia đôi nhà và nợ. Số tiền vay nợ chồng tôi dùng riêng mấy mẹ con không được biết. Nếu giờ ra tòa thì việc phân chia tài sản sẽ như thế nào? Tôi phải làm gì? (Phương Linh - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, theo bạn xác định thì tài sản chung của vợ chồng bạn: căn nhà bạn đang ở và một mảnh đất ở quê.Điều 59, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này”.

Như vậy, theo quy định trên, nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được về chia tài sản sau khi ly hôn, thì khi đưa ra tòa án để giải quyết, số tài sản này sẽ chia đôi nhưng có tính đến hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp của vợ chồng,...tùy từng trường hợp Tòa án sẽ chia tài sản với mức phù hợp. Đồng thời, số nợ phát sinh với ngân hàng và các khoản nợ khác phát sinh trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng cũng được chia đôi cho cả hai bên, trừ trường hợp bạn chứng minh được số nợ đó do chồng bạn xác lập mà không được sự đồng ý của bạn, khi đó, chồng bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ đó.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.