Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con...
Hỏi: Tôi sinh con đến nay đã được 15 tháng. Tôi có bảo hiểm đầy đủ trong trước và sau khi sinh ( hơn 5 năm) nhưng đến nay tôi vẫn chưa nhận được tiền bảo hiểm thai sản. Đề nghị luật sư tư vấn, tôi nên bắt đầu từ đâu để giải quyết việc chậm trễ này? ( Nguyễn Lan - Thái Bình)
Luật gia Nguyễn Thị Hoa - tổ tư vấn pháp luật lao động công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Với trường hợp của chị, áp dụng chế độ thai sản của luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 31 có quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
"1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Lao động nữ mang thai;b) Lao động nữ sinh con;c) Lao động nữa nhờ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; đ) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản; e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.2. Người lao động quy định tại điểm b,c và đ khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi..."
Như vậy nếu như chị cung cấp thông tin thì chị đủ điều kiện hưởng thai sản.
Căn cứ vào quy định tại điều 102 luật BHXH 2014 thì thời gian giải quyết chế độ thai sản là 10 kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
"1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do".
Nếu như mà chị đã làm hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản nhưng đến thời điểm này vẫn chưa nhận được tiền thai sản thì chị sẽ làm đơn gửi lên cơ quan nơi chị đã nộp hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản trước đấy để yêu cầu họ trả lời rõ bằng văn bản là hồ sơ của chị đã đủ chưa, tại sao bạn vẫn chưa được hưởng chế độ thai sản. Nếu như hồ sơ chị sai, thiếu giấy tờ thì chị làm đơn đề nghị được hướng dẫn để sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Nếu như họ không trả lời hoặc trả lời không thỏa đáng thì chị có quyền làm đơn khiếu nại gửi lên chính cơ quan đó. Nếu như chị chưa làm hồ sơ thì chị sẽ tiến hành làm hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận