-->

Cần làm gì để đạt tỷ lệ đăng ký nhãn hiệu thành công cao nhất?

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu với logo, thương hiệu của mình. Đây đồng thời là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu bảo vệ quyền lợi khi xảy ra tranh chấp.

Rất nhiều doanh nghiệp đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (thường dưới dạng logo) cho tổ chức của mình, nhưng không thành công. Điều đáng tiếc là, những logo đó mặc dù đã được thiết kế công phu, thậm chí đưa đã được đưa vào sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp một thời gian dài. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể bị thiệt hại rất lớn cả uy tín và tài chính.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Để hạn chế những rủi ro cho chủ sở hữu, trong phạm vi bài viết, Công ty Luật TNHH Everest lưu ý quý Vị một số điểm sau để đạt tỉ lệ đăng ký nhãn hiệu (logo) thành công ở mức cao nhất.

Cần hiểu rằng, logo là sự tổng hòa của nhiều yếu tố khác nhau tạo thành và đăng ký thành công hay không cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng có một yếu tố chi phối ngay từ bước đầu - nguyên tắc thiết kế logo.

Logo được xem là bộ mặt của doanh nghiệp, của thương hiệu, là dấu hiệu giúp người tiêu dùng nhận ra nhanh chóng sản phẩm. Vì thế nên một logo ấn tượng sẽ giúp bạn có được một vị thế vững chắc để phát triển. Nên từ đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc thiết kế logo đối với doanh nghiệp, và muốn có được điều đó, bạn cần tuân thủ một quy trình khoa học.

Lưu ý đầu tiên, lập phác thảo.

Đây là bước đầu tiên và có ảnh hưởng đến cả kết quả cuối cùng là bạn có đăng ký bản quyền logo thành công hay không. Hãy bắt đầu bằng sự kiên nhẫn với những ý tưởng của mình, để có thể tạo thành một tác phẩm xuất sắc trong vô số bản phác thảo của bạn.

Rất quan trọng ở yếu tố này vì nó ảnh hưởng đến thị giác và ấn tượng của người nhìn. Hãy thông minh trong việc bố trí màu sắc, kích thước, khung hình để đạt được tỷ lệ hài hòa cao nhất ở mọi góc nhìn.

Lưu ý thứ hai, xác định kích thước logo.

Kích thước logo được quy định rõ ràng trong hồ sơ chuẩn bị cho việc đăng ký logo của doanh nghiệp bạn. Vì thế hãy chú ý đến tiêu chuẩn này, đừng để sự mất cân đối giữa các nhân tố xảy ra. Với mỗi hoàn cảnh, không gian thể hiện khác nhau, mỗi logo gắn với mỗi sản phẩm đặc trưng cần được kiểm chứng về kích thước so với tổng thể bao bì sản phẩm đó.

Lưu ý thứ ba, sáng tạo khi sử dụng màu sắc.

Trong khi thiết kế logo để có được một logo độc đáo, không trùng lặp, đẩy cao tỷ lệ được bảo hộ thành công, thì màu sắc cũng là nhân tố quan trọng. Mỗi màu sắc sẽ gợi nên một tâm trạng khác nhau, mang đến cảm xúc mới lạ, nên hãy tùy vào ý đồ thông điệp của ban để sử dụng chúng một cách hài hòa nhất.

Lưu ý thứ tư, sử dụng các màu gần giống nhau dựa theo bảng màu.

Hạn chế dùng màu quá sáng làm khó chịu ánh nhìn của người khác Logo phải thật dễ nhìn kể cả khi màu đen trắng hay mang các màu sắc sinh động hơn hoặc đôi khi, bạn có thể phá cách, nhưng hãy chắc chắn rằng logo đó đảm bảo tính thân thiện, ấn tượng, dễ nhìn, dễ nhớ.Lựa chọn phong cách phù hợp Một chiếc áo có thể người này mặc đẹp nhưng người kia thì không, đó chính là do phong cách. Logo cũng vậy, khi thiết kế cần phải căn cứ vào tính chất dòng hàng của bạn, công ty bạn, để đưa ra những ý tưởng thật gần nhau, để quảng bá và đăng ký logo công ty được thuận lợi nhất.

Lưu ý thứ năm, về kiểu chữ trong logo.

Chữ viết chính là một trong những yếu tố được sử dụng cho logo, bạn có thể tùy ý lựa chọn phông, cỡ chữ, nhưng cần đảm bảo được lên logo nó có tính chất hài hòa, đẹp mắt, hãy chú ý những điểm cơ bản sau:

Hạn chế sử dụng kiểu chữ phổ biến vì như thế sẽ không toát lên sự chuyên nghiệp trong logo của bạn

Hãy chắc chắn nếu như thu nhỏ logo, nó vẫn hiển thị rõ ràng thông điệp bằng chữ đó tốt nhất bạn nên sử dụng cho mình một kiểu chữ. Chú ý đến mục tiêu cốt lõi của logo . Đừng quên mục tiêu cao cả của một logo đó chính là nhân tố gây dựng thương hiệu, làm sao khi người dùng nhìn thấy logo và biết được thương hiệu là bạn đã thành công. Sự kết hợp của các thành tố làm nên logo, sự cẩn trọng trong quá trình thiết kế sẽ làm nên logo độc đáo. Bạn có thể thực hiện một số thao tác cơ bản để kiểm tra tính thích ứng của logo với mọi góc nhìn, mọi kích thước.

Bên cạnh những yếu tố này thì dĩ nhiên không thể thiếu được sự sáng tạo khi thiết kế, nhưng đừng để sự sáng tạo vượt quá ngưỡng, làm logo trở nên khó hiểu. Sáng tạo ở đây chính là mong muốn bạn có được một logo khác biệt với những logo trước đó, không sao chép ý tưởng của các logo đã có sẵn, thì sẽ tăng tỷ lệ đăng ký bảo hộ logo thành công cho doanh nghiệp.

Lưu ý cuối cùng, đọc kỹ quy định cụ thể của Luật Sở hữu trí tuệ về việc bảo hộ nhãn hiệu.

Quý Vị nên đọc kỹ quy định cụ thể của Luật Sở hữu trí tuệ về việc bảo hộ nhãn hiệu, xem liệu rằng nhãn hiệu (logo) mà mình dự định đăng ký có trái với quy định nào của Luật Sở hữu trí tuệ dưới đây hay không:

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: "1- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; 2- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác" (Điều 72).

Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu: "1- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước; 2- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép; 3- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài; 4- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận; 5- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ" (Điều 73).

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu: "1- Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2- Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu; b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến; c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu; d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh; đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này..." (Điều 74).

Luật gia Lê Hồng Sơn - Trưởng nhóm đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1999 6198,
tổng hợp

Khuyến nghị:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại, mà chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật;
    Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi đây có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected].