Điều 111 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về nghỉ hằng năm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Văn Lâm - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Chi nhánh của công ty bạn được thành lập năm 2009, lúc này Luật doanh nghiệp năm 2005 vẫn còn hiệu lực. Theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền”. Như vậy, chi nhánh không có tư cách pháp nhân. Người lao động đã làm việc từ Tổng công ty (công ty mẹ) từ năm 2005 sau đó chuyển sang làm việc tại chi nhánh, vậy nên hợp đồng lao động của Tổng công ty với người lao động sẽ là liên tục từ năm 2005 đến thời điểm chi nhánh tách ra thành lập công ty TNHH một thành viên (năm 2014).
Công ty TNHH từ thời điểm thành lập có tư cách pháp nhân, hoạt động độc lập với công ty mẹ. Như vậy, từ thời điểm đi vào hoạt động, công ty phải ký lại hợp đồng với người lao động, chủ sử dụng lao động lúc này là công ty TNHH, không phải Tổng công ty ban đầu. Có sự thay đổi về chủ thể tham gia hợp đồng nên thời gian nghỉ hàng năm của Ông A sẽ được tính như sau:
Xét thời gian làm việc cho Tổng công ty:
Theo quy định tại điều 111 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về nghỉ hằng năm như sau: “1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật; c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. 2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động. 3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. 4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm”.
Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc: “Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày”.
Như vậy, ông A làm việc cho Tổng công ty từ năm 2005 đến năm 2013 (do bạn không nói rõ thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc nên công ty coi là làm từ 01-01-2005 và làm đến 31-12-2013) tức là 9 năm. Tùy vào điều kiện làm việc của ông A mà số ngày nghỉ hàng năm tuân theo quy định trên.
Xét thời gian ông A làm việc cho công ty TNHH:
Công ty được thành lập từ năm 2014, thời gian làm việc của ông A sẽ bắt đầu từ lúc công ty thành lập. Nếu thời gian ông A làm việc đủ 12 tháng thì ông A sẽ được nghỉ phép hàng năm với số ngày tương ứng theo điều kiện làm việc như quy định trê. Nếu chưa đủ 12 tháng thì theo khoản 2 Điều 114 “Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền”.
Căn cứ vào quy định trên và điều kiện công việc người lao động làm việc, ban có thể tính cụ thể sô ngày được nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương cho người lao động.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận