Pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ mới dự liệu các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu biển hiệu trong tập quán và trong các quy phạm địa phương trong khi nhu cầu này trên thực tế của dân cư là rất lớn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường...
Thứ nhất, mạng lưới tiêu thụ hàng hóa và cung ứng dịch vụ
Một tài sản vô hình có giá trị mong manh - Có thể tạm hình dung, mạng lưới tiêu thụ hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, với tư cách là một tài sản vô hình, chính là kết quả của những nỗ lực phát huy tài năng và sự khéo léo của thương nhân nhằm thu hút khách hàng để tiêu thụ hàng hóa mà mình sản xuất. Sự phát triển của mạng lưới tiêu thụ hàng hóa hay cung ứng dịch vụ lệ thuộc rất nhiều vào yếu tố khách quan (tình hình kinh tế xã hội của quốc gia và khu vực; thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng, thời điểm kinh doanh, tốc độ đô thị hoá, điều kiện tự nhiên, môi trường...) cũng như yếu tố chủ quan (sự nhạy bén của chính sách maketing, uy tín của thương hiệu, ý chí của bạn hàng...). Nói chung mạng lưới tiêu thụ hàng hóa hay cung ứng dịch vụ có giá trị rất mong manh.
Thứ hai, tên thương mại
Yếu tố đầu tiên về lai lịch thương nhân đã trở thành tài sản – Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh (Luật sở hữu trí tuệ Điều 4 khoản 21).
Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó và chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh (Luật sở hữu trí tuệ Điều 76).
Như vậy, tên thương mại là danh hiệu dùng trong giao dịch của thương nhân, tên thương mại là một sản nghiệp thương mại và có thể chuyển nhượng. Ở các nước có nền kinh tế thương mại phát triển, có một số tên thương mại được định giá rất cao. Ví dụ như Sony, Honda, Microsoft ...
Thứ ba, biển hiệu
Dấu hiệu nhận dạng thương nhân đã trở thành tài sản - Biển hiệu là dấu hiệu gắn liền với cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm giúp phân biệt cơ sở này với cơ sở khác. Cũng như tên thương mại, biển hiệu chỉ có thể là đối tượng của quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ khi thương nhân được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ mới dự liệu các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu biển hiệu trong tập quán và trong các quy phạm địa phương trong khi nhu cầu này trên thực tế của dân cư là rất lớn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế trị trường cũng như chính sách chống cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh đã được ghi nhận trong một số văn bản pháp quy khác của Nhà nước ta.
Tổ bộ môn Luật Dân sự - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp
- Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
- Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bình luận