-->

Các mức xử phạt đối với hành vi đánh ghen mới nhất

Hiện nay, Pháp luật chưa quy định chế tài cụ thể về hành vi đánh ghen. Sau đây dựa vào quy định pháp luật đã có về hành vi gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của người khác chúng tôi xin nêu ra các quy định xử lí hành vi đánh ghen theo các mức độ khác nhau:

Hỏi: Với yêu cầu công việc cần phải tiếp xúc và hẹn gặp khách hàng thường xuyên. Điều này khiến tôi thường xuyên bị vợ, người yêu của khách hàng tìm tới nói chuyện, đánh ghen. Đề nghị Luật sư tư vấn, hành vi đánh ghen có bị pháp luật xử phạt hay không? Cụ thể quy định định như thế nào? (Nguyễn Huyền - Bắc Ninh)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Thứ nhất, nếu việc đánh ghen đơn giản chỉ là việc anh/chị bị/phải gặp gỡ, thông tin cho đối phương biết mối quan hệ giữa mình và vợ/chồng/người yêu của họ; Họ yêu cầu anh/chị chấm dứt mối quan hệ bất chính đó (nếu có) thì pháp luật hoàn toàn không cấm điều này.

Thứ hai, nếu người đánh ghen dùng những “cử chỉ, lời nói thô bạo xúc phạm danh dự, nhân phẩm” của anh/chị, chẳng hạn có những lời lẽ, hành động có tính chất thiếu văn hóa như chửi rủa nhau ở đám đông, đổ nước bẩn vào … Hành vi này có thể bị xử lý vi phạt hành chính với mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Thứ ba, người đánh có những hành vi “xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm” của anh/chị, chẳng hạn như mắng chửi thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, xé quần áo, lột đồ giữa đám đông… có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa anh/chị. Những hành vi này sẽ bị xử lý hình sự theo Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Như vậy, người phạm tội này sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Nếu hành vi này lặp lại nhiều lần hoặc với nhiều người thì có thể phải chịu mức phạt cao nhất tới 5 năm tù.

Thứ tư, người đánh ghen có ý định gây thương tích anh/chị, chẳng hạn như trực tiếp hoặc thuê người đánh đập, tạt axit… Nếu chỉ là hành vi đánh đập thông thường (không dùng hung khí nguy hiểm, axit) gây tổn thương cơ thể với tỷ lệ dưới 11% thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo Điểm a, Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/ NĐ-CP.

Tuy nhiên, căn cứ Điều 104 Bộ luật Hình sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:

“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1.Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2.Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2.Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

3.Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

Như vậy, nếu người đánh ghen anh/chị gây tổn thương cơ thể anh/chị với tỷ lệ từ 11% trở lên đồng thời dùng hung khí nguy hiểm/ Phạm tội nhiều lần đối/ Có tổ chức..thì người đánh ghen anh/chị sẽ bị xử lý hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe của người khác theo Điều 104 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009. Tùy vào mức độ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù 6 tháng đến 15 năm, gây ra hậu quả chết người hoặc thương tích vùng mặt tỷ lệ 61% trở lên thì có thể bị tù chung thân.

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Chi nhánh Tây Hà Nội:Tầng 9, tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  3. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  4. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6198
  5. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].