-->

Đánh ghen, lột quần áo có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Dù không gây thương tích cho nạn nhân, nhưng người có hành vi lột quần áo của nạn nhân ở nơi công cộng, bị xác định là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.

Nhiều người nghĩ, đánh người khác gây thương tích nghiêm trọng mới là vi phạm pháp luật. Nhưng thực ra, hành vi đánh ghen, lột quần áo người khác bêu rếu ngoài đường đã có thể bị xử lý hình sự.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thời gian qua xảy ra nhiều vụ việc các phụ nữ trẻ tham gia tổ chức đánh ghen, lột quần áo người khác giữa nơi công cộng rồi quay phim, tung lên mạng xã hội… hành vi này hoàn toàn có thể bị xử lý hình sự, dù nạn nhân có bị đánh gây thương tích hay không.


Hành vi lột quần áo người khác nơi công cộng có thể bị xử lý hình sự về tội "làm nhục người khác".

Dù không hề gây thương tích cho người bị đanh ghen nhưng hành vi lột quần áo là vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Theo Điều 5 Nghị định 167 năm 2013 của Chính phủ thì mức xử phạt hành chính đối với hành vi trên là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.


Khi nào thì đánh ghen bị truy cứu trách nhiệm hình sự?


Dù không hề gây thương tích cho nạn nhân nhưng hành vi lột quần áo của nạn nhân ở nơi công cộng, có nhiều người qua lại, chứng kiến thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999 về tội làm nhục người khác. Theo đó, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Còn theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật Hình sự 2015 thì người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.


Trường hợp đánh ghen gây thương tích cho nạn nhân

Căn cứ vào kết quả giám định, yêu cầu khởi tố của người bị hại, nếu hành vi đánh ghen gây thương tích rơi vào một trong các trường quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì có thể bị xử lý hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Cụ thể là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%; hoặc dưới 11% nhưng Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người không có khả năng tự vệ… Khung hình phạt thấp nhất của tội danh này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, nếu phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.


Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Phòng tư vấn pháp luật trực tuyến của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp.


Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail:[email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.