Bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê tài sản.
Hỏi: Bên công ty tôi có hợp đồng thuê 02 chiếc xe ôtô để phục vụ hoạt động kinh doanh thời hạn 2 năm (đến 04/2016). Hiện nay đối tác muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Tuy nhiên, trong các điều khoản không có nội dung cụ thể về bồi thường. Vậy chúng tôi có cơ sở gì để yêu cầu đối tác bồi thường hợp đồng được không?Vũ Hải Hòa (Hà Nội).
Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Điều 426 Bộ luật Dân sự quy định về vấn đề đơn phương chấ dứt hợp đồng như sau:
"1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.
4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại."
Theođó nếu bên cho thuê tài sản chấm dứt hợpđồng trước thời hạn mà không thuộc một trong các trường hợpđược quyđịnh trong hợpđồng hoặc do sự thỏa thuận của hai bên hay tài sản thuê không còn thì bạnhoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường. Căn cứ theoĐiều 604 BLDS năm 2005:
"Điều 604.Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó."
Ởđây có thể xácđịnh hành vi cốý chấm dứt hợpđồng thuê tài sản trước thời hạn là hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợpđồngđược coi là lỗi cốý xâm phạm quyền lợiích hợp pháp của cá nhân khác gây thiệt hại về tài sản do không cònotođể kinh doanh nữa phía bạn sẽ phải bỏ ra các chi phíđể khắc phục theo quyđịnh tại khoản 4Điều 608 BLDS :
"Điều 608.Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
1. Tài sản bị mất;
2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại."
Nhưvậy bạn hoàn toàn có căn cứ yêu cầu bồi thường trong trường hợp này.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận