-->

Tư vấn trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Hỏi: Tôi là 1 quân nhân trong quân đội dưới chức vụ là lái xe vừa rồi trong quá trình đi thực hiện nhiệm vụ do tôi chủ quan đã gây ra tai nạn khiến xe bị lật và hư hỏng nặng về con người thì vẫn an toàn chỉ xây xước nhẹ. Bây giờ cấp trên báo với tôi là gia đình tôi sẽ chịu hoàn toàn chi phí phục hồi xe trong khi đó tôi vần là chiến sĩ nhưng đã phục vụ lâu dài trong quân đội. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi có phải chịu trách nhiệm hoàn toàn không? (Vĩnh Toản - Hà Nam)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Văn Trúc - Tổ tư vấn pháp luật giao thông Công ty Luật TNHH Everest trả lời:


Căn cứ theo Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại như sau:
"Điều 604.Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó".
"Điều 605.Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường".
"Điều 608.Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

1. Tài sản bị mất;

2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;

3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại".
Như vậy, mức bồi thường sẽ do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để xác định mức bồi thường.

Đối với trường hợp gây thiệt hại về tài sản, nguyên tắc xác định mức bồi thường căn cứ vào mức thiệt hại cụ thể đối với tài sản bị hư hỏng, bị mất, các lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài sản và các chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục và hạn chế thiệt hại. Đồng thời người bị thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh các khoản thiệt hại này.

Ngoài ra theo quy định tại khoản 2 Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005, nếu chứng minh được em bạn có lỗi vô ý gây ra thiệt hại thì có thể yêu cầu giảm mức bồi thường, nếu mức bồi thường đó quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. Khi yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại phải có tài liệu, chứng cứ về khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình không đủ để bồi thường toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đã xảy ra.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.