-->

Bồi thường cho Nhà nước khi vi phạm về việc cử đi đào tạo nước ngoài?

Việc anh (chị) xin nghỉ việc khi chưa chấp hành đủ thời gian làm việc theo cam kết thì phải bồi hoàn chi phí đào tạo theo Khoản 2, Điều 3, Nghị định số 143/2013/NĐ-CP Quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo.

Hỏi: Vào năm 2011 tôi có thoả thuận một "bản cam kết" xin học bổng theo một chương trình đào tạo tại nước ngoài sử dụng vốn Ngân sách nhà nước. Trong cam kết có viết là: cam kết phục vụ liện lục, lâu dài (ít nhất 10 năm) ngay sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Sau đó tôi đã đi học tại nước ngoài 1 năm, và về nước đợi 8 tháng mới được bố trí công việc. Nay tôi làm việc được 2 năm và do hoàn cảnh gia đình tôi muốn xin nghỉ việc. Đề nghị Luật sư tư vấn,tôi phải đền bù bao nhiêu phần trăm số tiền đã học? Thời gian tính đền bù trong trường hợp của tôi có được trừ đi 08 tháng tôi đợi bố trí công việc không? (Nguyễn Trung Hiếu - Yên Bái)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Minh Anh - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo Điều 3,Nghị định số 143/2013/NĐ-CP Quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo: trường hợp bồi hoàn chi phí đào tạo.

"1.Người học quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 1 của Nghị định này không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 12 tháng, kểtừ ngày người học được công nhận tốt nghiệp.

Trường hợp sau khi tốt nghiệp, nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiếp tục học tập, thì thời hạn 12 tháng tính từ ngày được công nhận tốt nghiệp khóa học tiếp theo.

2.Người học chưa chấp hành đủ thời gian làm việc theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này mà tự ý bỏ việc."

Theo Điều 5,Nghị định số 143/2013/NĐ-CP Quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo

"1. Chi phí bồi hoàn bao gồm: Học phí, học bổng và các khoản chi phí khác phục vụ cho khóa học đã được ngân sách nhà nước cấp.

2.Chi phí đào tạo được cấp bao gồm: Học phí, học bổng, sinh hoạt phí và các khoản chi phí khác đã được ngân sách nhà nước cấp cho người học theo chế độ quy định.

3.Cách tính chi phí bồi hoàn:

a)Đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định này, người học phải bồi hoàn 100% chi phí đào tạo được cấp từ ngân sách nhà nước.

b)Đối với người học quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này thì chi phí bồi hoàn được tính theo công thức sau:

S = (F / T1) x (T1 - T2)

Trong đó:

-S là chi phí bồi hoàn;

-Flà chi phí đào tạo được cấp;

-T1là thời gian làm việc theo sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được tính bằng số tháng làm tròn;

-T2 là thời gian đã làm việc sau khi được điều động được tính bằng số tháng làm tròn."

Như vậy, việc anh (chị) xin nghỉ viêc khi chưa chấp hành đủ thời gian làm việc theo cam kết thì phải bồi hoàn chi phí đào tạo theo Khoản 2, Điều 3, Nghị định số 143/2013/NĐ-CP Quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo.

Chi phí anh (chị) phải bồi hoàn được tính theo công thức được quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 5, Nghị định số 143/2013/NĐ-CP Quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo. Do trong cam kết anh (chị) cócam kết phục vụ liên lục, lâu dài (ít nhất 10 năm) ngay sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, do đó chi phí bồi hoàn tối thiểu được tính bằng:

S = (F/120) x (120- 24) = 4F/5

Trong đó:

- F:là chi phí đào tạo được cấp;

- S:là chi phí bồi hoàn

Theo công thức tính được quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 5, Nghị định số 143/2013/NĐ-CP Quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo thì thời gian anh (chị) đợi 08 tháng để bố trí công việc không được tính vào thời gianđể tính vào việc bồi hoàn mà chỉ tính thời điểm làm việc từkhi được điều động.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.